Trong sự phát triển của lĩnh vực crypto, mỗi dự án ra mắt lại thường đi kèm theo những coin hay token đóng vai trò như một loại tiền tệ hay cổ phiếu của mỗi dự án đó. Ban đầu, có ít dự án nên số lượng các loại coin hay token còn ít. Nhưng theo thời gian càng nhiều với sự tham gia của nhiều dự án hơn thì số lượng coin và token cũng càng nhiều hơn. Đó là còn chưa kể đến các NFT khiến cho nhiều người dùng tương đối bối rối, kém trung thành và khó giữ được niềm tin trong dài hạn. Nhưng người dùng càng mất niềm tin, lượng coin hay token sẽ không được nắm giữ dài hạn mà đem ra dump sớm khiến lượng cung trên thị trường càng nhiều, và giá lại càng đi xuống. Và veToken là một cách thiết kế token để làm giảm tốc độ thay đổi từ tay người này sang tay của người khác, hay nói cách khác là làm hạn chế bớt khả năng để người ta bán đi.
veToken là viết tắt của vote escrow token, có nghĩa là một cơ chế để quyền biểu quyết phụ thuộc vào số lượng và thời gian mà token bị khóa. Ví dụ, nếu token để nguyên và không bị khóa tức nó có thể dễ dàng bị bán nếu có những biến động thị trường bất lợi cho giá của nó. Nhưng nếu người sở hữu nó muốn có nhiều tiếng nói hơn trong các biểu quyết, với cơ chế veToken, anh ta có thể khóa số token của mình lại càng lâu để hệ số quyền biểu quyết của mình nhân lên càng nhiều. Ví dụ, trong trường hợp không khóa token, hệ số quyền biểu quyết chỉ là 1/10, còn nếu khóa 1 tuần thì hệ số quyền biểu quyết là 1, nếu khóa 4 tuần thì hệ số này là 2, khóa 8 tuần là 3, khóa 12 tuần là 4,… cứ thế, dù không cần sở hữu nhiều token nhưng dám khóa nó lâu thì tiếng nói của người dùng này sẽ tăng gấp nhiều lần sức mạnh hơn so với việc giữ nó ở dạng không bị khóa.
Như vậy, nếu ai đó càng có niềm tin hoặc hy vọng một cách vững chắc thì người đó sẽ chấp nhận hy sinh việc kiếm lời trong ngắn hạn để khóa token của mình lâu hơn. Nhờ niềm tin đó mà quyền biểu quyết của anh ta lớn hơn so với những người không dám khóa token của mình lâu. Điều này khích lệ những người tham gia phát triển dự án giữ cam kết mạnh mẽ hơn và gắng sức nhiều hơn cho sự thành công về mặt dài hạn của dự án.
Curve Finance là dự án sớm áp dụng mô hình này và nó có được những thắng lợi lớn từ việc áp dụng này. Với việc tăng quyền biểu quyết, người dùng sở hữu nhiều token CRV và khóa càng lâu, càng có nhiều quyền lợi khi được các dự án stablecoin giao dịch trên Curve muốn hối lộ (bribe) họ để token của họ giữ được thanh khoản, được sự ổn định giá so với USD.
Trên hệ sinh thái của Polkadot, Interlay áp dụng cơ chế veToken để sinh ra một giá trị gọi là vINTR, tương ứng với quyền biểu quyết. vINTR giảm dần theo thời gian, nếu muốn tăng vINTR, người dùng lại phải tiếp tục tăng thời gian khóa coin. Điều này khiến cho số lượng coin INTR của Interlay trên thị trường ít và giữ giá của nó tương đối cao, và dễ tăng giá khi có nhu cầu lớn hơn một chút.
veToken là viết tắt của vote escrow token, có nghĩa là một cơ chế để quyền biểu quyết phụ thuộc vào số lượng và thời gian mà token bị khóa. Ví dụ, nếu token để nguyên và không bị khóa tức nó có thể dễ dàng bị bán nếu có những biến động thị trường bất lợi cho giá của nó. Nhưng nếu người sở hữu nó muốn có nhiều tiếng nói hơn trong các biểu quyết, với cơ chế veToken, anh ta có thể khóa số token của mình lại càng lâu để hệ số quyền biểu quyết của mình nhân lên càng nhiều. Ví dụ, trong trường hợp không khóa token, hệ số quyền biểu quyết chỉ là 1/10, còn nếu khóa 1 tuần thì hệ số quyền biểu quyết là 1, nếu khóa 4 tuần thì hệ số này là 2, khóa 8 tuần là 3, khóa 12 tuần là 4,… cứ thế, dù không cần sở hữu nhiều token nhưng dám khóa nó lâu thì tiếng nói của người dùng này sẽ tăng gấp nhiều lần sức mạnh hơn so với việc giữ nó ở dạng không bị khóa.
Như vậy, nếu ai đó càng có niềm tin hoặc hy vọng một cách vững chắc thì người đó sẽ chấp nhận hy sinh việc kiếm lời trong ngắn hạn để khóa token của mình lâu hơn. Nhờ niềm tin đó mà quyền biểu quyết của anh ta lớn hơn so với những người không dám khóa token của mình lâu. Điều này khích lệ những người tham gia phát triển dự án giữ cam kết mạnh mẽ hơn và gắng sức nhiều hơn cho sự thành công về mặt dài hạn của dự án.
Curve Finance là dự án sớm áp dụng mô hình này và nó có được những thắng lợi lớn từ việc áp dụng này. Với việc tăng quyền biểu quyết, người dùng sở hữu nhiều token CRV và khóa càng lâu, càng có nhiều quyền lợi khi được các dự án stablecoin giao dịch trên Curve muốn hối lộ (bribe) họ để token của họ giữ được thanh khoản, được sự ổn định giá so với USD.
Trên hệ sinh thái của Polkadot, Interlay áp dụng cơ chế veToken để sinh ra một giá trị gọi là vINTR, tương ứng với quyền biểu quyết. vINTR giảm dần theo thời gian, nếu muốn tăng vINTR, người dùng lại phải tiếp tục tăng thời gian khóa coin. Điều này khiến cho số lượng coin INTR của Interlay trên thị trường ít và giữ giá của nó tương đối cao, và dễ tăng giá khi có nhu cầu lớn hơn một chút.