Ngạn ngữ Trung Hoa có câu đại loại là: Tôi nghe thì tôi quên, tôi đọc thì tôi biết, và tôi làm thì tôi hiểu. Nếu chỉ nghe, chỉ đọc chúng ta có thể có được kiến thức ở một mức độ nào đó. Còn khi áp dụng những kiến thức đó vào cuộc sống, viết lại nó theo cách hiểu của mình, chúng ta có được cấp độ cảm nhận và hiểu biết tốt hơn. Và nếu được nhiều người hỏi, đáp, chất vấn, tranh luận thì kiến thức đó được va đập và ý tưởng mới có thể từ đó được nảy sinh.
Khi cuộc sống của chúng ta thay đổi. Đó có thể là những trải nghiệm có tính chất bất ngờ, bị cưỡng ép, hay do chúng ta chủ động chọn lựa thì chúng đều có những lợi ích nhất định. Nếu có sự chuẩn bị, tìm hiểu, đặt câu hỏi, thậm chí tranh luận, và chấp nhận bị bóc mẽ về sự thiếu hiểu biết hoặc cách nhìn thiển cận, chúng ta có thêm cơ hội thách thức hiểu biết của mình để tăng động lực cho việc tìm hiểu kỹ càng hơn. Nói như Steve Jobs trong buổi lễ tốt nghiệp của trường đại học Stanford, đó là “Stay hungry, stay foolish”. Vậy, hãy chấp nhận bị tổn thương do sự dại khờ và đói khát hiểu biết để được học hỏi và hiểu biết nhiều hơn.
Khi cuộc sống của chúng ta thay đổi. Đó có thể là những trải nghiệm có tính chất bất ngờ, bị cưỡng ép, hay do chúng ta chủ động chọn lựa thì chúng đều có những lợi ích nhất định. Nếu có sự chuẩn bị, tìm hiểu, đặt câu hỏi, thậm chí tranh luận, và chấp nhận bị bóc mẽ về sự thiếu hiểu biết hoặc cách nhìn thiển cận, chúng ta có thêm cơ hội thách thức hiểu biết của mình để tăng động lực cho việc tìm hiểu kỹ càng hơn. Nói như Steve Jobs trong buổi lễ tốt nghiệp của trường đại học Stanford, đó là “Stay hungry, stay foolish”. Vậy, hãy chấp nhận bị tổn thương do sự dại khờ và đói khát hiểu biết để được học hỏi và hiểu biết nhiều hơn.