Có thể nhiều người sẽ cho rằng một bài viết với hai chủ đề không mấy liên quan đến nhau. Nhưng ở góc độ đầu tư dài hạn, tức là coi việc đầu tư như là một công việc lâu dài thì mình thấy hai điều này hiện nay đang có liên quan với nhau khá nhiều. Vì với nhà đầu tư dài hạn, tìm kiếm lợi nhuận một cách hợp lý chứ không tìm kiếm những cơ hội lãi lớn và rủi ro lớn thì tính thanh khoản là vấn đề quan trọng, bên cạnh đó công nghệ token hoá giúp cho nhiều tài sản trong thế giới thực vốn có tính thanh khoản kém lại có cơ hội trở nên thanh khoản hơn nên nó lại mở ra tiềm năng lớn.
Sau một thời gian chơi với Spark, mình thấy khá rõ rằng tính thanh khoản là rất quan trọng trong đầu tư, nhất là khi thị trường ở chu kỳ xuống như hiện nay hoặc thậm chí xuống thấp hơn nữa. Vì sau một thời gian trượt dốc dài, nhà đầu tư đã bỏ rất nhiều tiền để mua vào nhiều tài sản giá trị rồi mà thị trường vẫn tiếp tục xuống. Với nhiều người, tiền mặt đã cạn dần, và tài khoản đang nắm giữ lại không có tính thanh khoản tốt nên khi cơ hội đến đành phải ngồi nhìn cơ hội đi qua mà không thể làm gì. Với khả năng thanh khoản mạnh hơn, nhà đầu tư có thể dễ dàng hoán đổi những tài sản chất lượng kém hơn để lấy những tài sản có chất lượng cao hơn. Nhưng khi thị trường ở mức thấp, hoán đổi như vậy sẽ phải chịu thiệt thòi lớn, kiểu như nhiều người thường nói là phải bán lúa non. Giao thức Spark cho chúng ta cơ hội có được thanh khoản tốt với tài sản là Ethereum. Tức là khi nắm giữ Ether, chúng ta có thể dùng nó làm thế chấp để vay stablecoin DAI và dùng nó để mua tiếp những tài sản chất lượng với giá thấp. Tiếc thay, Spark cũng chưa đủ độ lớn nên đôi lúc nó cũng cạn thanh khoản khiến không thể vay thêm được. Điều này có nguyên nhân là do Spark còn đang ở trong giai đoạn tương đối sơ khai nên nó mới chỉ được cấp ngưỡng 200 triệu DAI từ Maker, nhưng hiện nay Spark đã nâng được ngưỡng này lên 400 triệu DAI. Nhờ khả năng này, người sở hữu Ether trở nên thanh khoản hơn và không bỏ lỡ những cơ hội tốt.
Lại nói về việc token hoá. Token hoá là biến các tài sản trên thế giới thực như trái phiếu, cổ phiếu, vàng, hàng hoá, hay thậm chí bất động sản để chuyển đổi nó thành các token, nhờ đó chúng có thể được giao dịch trong thế giới crypto. Thế giới crypto nơi có biên giới rộng lớn hơn, đó là thị trường toàn cầu và khả năng giao dịch 24/7 nên khi được token hóa, nó dễ dàng đáp ứng được nhu cầu của ai đó không ở nơi này thì nơi khác hơn, do đó tính thanh khoản của nó cao hơn. Ví dụ, một toà nhà ở New York có thể token hoá và người ở Việt Nam hay ở Lào cũng có thể tham gia mua các phần của ngôi nhà này. Nhờ vậy, chủ ngôi nhà này có thể có được thanh khoản bằng việc bán nó cho người ở Việt Nam, ở Lào,... một cách nhanh chóng hơn so với tìm người mua chỉ ở New York. Ngoài ra, vì tài sản này có giá trị và có dòng tiền tốt, anh ta có thể thế chấp nó cho những người ở Singapore chẳng hạn để có được khoản tiền mặt cần cho việc đầu tư mới của mình. Tất nhiên, token hoá hiện nay chưa được như mình mô tả ở trên, tức là chưa có thể token hoá một ngôi nhà mà mọi người cùng thống nhất với nhau về mặt giá trị của nó cũng như chưa được hệ thống pháp lý hỗ trợ. Tuy nhiên, ở một chừng mực nào đó, một loại tài sản kém thanh khoản khác, đó là trái phiếu kho bạc Mỹ cũng đang được token hoá và được ưa chuộng, và tương lai, người ta sẽ dần token hoá những tài sản nào dễ trước và khó sau.
Chúng ta thấy rằng với tiềm năng về token hoá, thị trường giao dịch trên blockchain sẽ không chỉ còn giới hạn đối với các tài sản như token của giới crypto, những vật phẩm trong game hay các tác phẩm kỹ thuật số nữa mà nó còn mở rộng ra rất nhiều thứ khác trong cuộc sống khác. Nhưng, để đến này đó, giới công nghệ, tài chính, quản trị, và luật pháp phải có rất nhiều công việc phải làm để chuẩn bị một hạ tầng tốt cho những thứ đó. Tương lai còn hứa hẹn nhiều điều thú vị, và cơ hội đang mở ra cho những nền tảng DeFi sớm nắm bắt được xu hướng này và xây dựng vững chắc thương hiệu của mình.
Sau một thời gian chơi với Spark, mình thấy khá rõ rằng tính thanh khoản là rất quan trọng trong đầu tư, nhất là khi thị trường ở chu kỳ xuống như hiện nay hoặc thậm chí xuống thấp hơn nữa. Vì sau một thời gian trượt dốc dài, nhà đầu tư đã bỏ rất nhiều tiền để mua vào nhiều tài sản giá trị rồi mà thị trường vẫn tiếp tục xuống. Với nhiều người, tiền mặt đã cạn dần, và tài khoản đang nắm giữ lại không có tính thanh khoản tốt nên khi cơ hội đến đành phải ngồi nhìn cơ hội đi qua mà không thể làm gì. Với khả năng thanh khoản mạnh hơn, nhà đầu tư có thể dễ dàng hoán đổi những tài sản chất lượng kém hơn để lấy những tài sản có chất lượng cao hơn. Nhưng khi thị trường ở mức thấp, hoán đổi như vậy sẽ phải chịu thiệt thòi lớn, kiểu như nhiều người thường nói là phải bán lúa non. Giao thức Spark cho chúng ta cơ hội có được thanh khoản tốt với tài sản là Ethereum. Tức là khi nắm giữ Ether, chúng ta có thể dùng nó làm thế chấp để vay stablecoin DAI và dùng nó để mua tiếp những tài sản chất lượng với giá thấp. Tiếc thay, Spark cũng chưa đủ độ lớn nên đôi lúc nó cũng cạn thanh khoản khiến không thể vay thêm được. Điều này có nguyên nhân là do Spark còn đang ở trong giai đoạn tương đối sơ khai nên nó mới chỉ được cấp ngưỡng 200 triệu DAI từ Maker, nhưng hiện nay Spark đã nâng được ngưỡng này lên 400 triệu DAI. Nhờ khả năng này, người sở hữu Ether trở nên thanh khoản hơn và không bỏ lỡ những cơ hội tốt.
Lại nói về việc token hoá. Token hoá là biến các tài sản trên thế giới thực như trái phiếu, cổ phiếu, vàng, hàng hoá, hay thậm chí bất động sản để chuyển đổi nó thành các token, nhờ đó chúng có thể được giao dịch trong thế giới crypto. Thế giới crypto nơi có biên giới rộng lớn hơn, đó là thị trường toàn cầu và khả năng giao dịch 24/7 nên khi được token hóa, nó dễ dàng đáp ứng được nhu cầu của ai đó không ở nơi này thì nơi khác hơn, do đó tính thanh khoản của nó cao hơn. Ví dụ, một toà nhà ở New York có thể token hoá và người ở Việt Nam hay ở Lào cũng có thể tham gia mua các phần của ngôi nhà này. Nhờ vậy, chủ ngôi nhà này có thể có được thanh khoản bằng việc bán nó cho người ở Việt Nam, ở Lào,... một cách nhanh chóng hơn so với tìm người mua chỉ ở New York. Ngoài ra, vì tài sản này có giá trị và có dòng tiền tốt, anh ta có thể thế chấp nó cho những người ở Singapore chẳng hạn để có được khoản tiền mặt cần cho việc đầu tư mới của mình. Tất nhiên, token hoá hiện nay chưa được như mình mô tả ở trên, tức là chưa có thể token hoá một ngôi nhà mà mọi người cùng thống nhất với nhau về mặt giá trị của nó cũng như chưa được hệ thống pháp lý hỗ trợ. Tuy nhiên, ở một chừng mực nào đó, một loại tài sản kém thanh khoản khác, đó là trái phiếu kho bạc Mỹ cũng đang được token hoá và được ưa chuộng, và tương lai, người ta sẽ dần token hoá những tài sản nào dễ trước và khó sau.
Chúng ta thấy rằng với tiềm năng về token hoá, thị trường giao dịch trên blockchain sẽ không chỉ còn giới hạn đối với các tài sản như token của giới crypto, những vật phẩm trong game hay các tác phẩm kỹ thuật số nữa mà nó còn mở rộng ra rất nhiều thứ khác trong cuộc sống khác. Nhưng, để đến này đó, giới công nghệ, tài chính, quản trị, và luật pháp phải có rất nhiều công việc phải làm để chuẩn bị một hạ tầng tốt cho những thứ đó. Tương lai còn hứa hẹn nhiều điều thú vị, và cơ hội đang mở ra cho những nền tảng DeFi sớm nắm bắt được xu hướng này và xây dựng vững chắc thương hiệu của mình.