Khi nghiên cứu đầu tư trong lĩnh vực DeFi và blockchain, mình cứ suy nghĩ mãi về ý nghĩa của TVL. Tại sao các dự án đua nhau trao phần thưởng cho người dùng để làm tăng số TVL của mình lên? Có nhiều người nói TVL là con số ảo, có thể làm giả, vậy tại sao phải làm giả nó để làm gì? Làm giả như thế nào?
Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy rằng, việc các dự án để thu hút được đầu tư cho phát triển dự án, nó cần phải tìm kiếm nguồn cấp vốn bên cạnh nguồn cấp vốn từ những nhà đầu tư mạo hiểm. Còn những nhà đầu tư mạo hiểm thì lại ít muốn mạo hiểm mà muốn giảm bớt rủi ro. Bởi vậy, họ cũng muốn để lại ít vốn hơn trong các dự án crypto, và đẩy rủi ro đó cho những nhà đầu tư nhỏ lẻ. Với các dự án proof-of-stake, việc phân phối coin không cần thiết phải tốn năng lượng như đào coin, và việc staking, vừa giúp phân phối coin, vừa lại giúp rút bớt lượng coin/token đang lưu thông trên thị trường để giảm nguồn cung và thúc đẩy giá tăng lên. Và khi giá tăng lên, nó lại hấp dẫn hơn với những nhà đầu tư thế hệ tiếp theo. Về bản chất, nó cũng không khác ponzi-scheme là mấy. Có khác, là khác ở chỗ nó có quy mô lớn hơn và có thêm hiệu ứng mạng.
Như đã nói ở trên, staking là cơ chế rút bớt lượng coin/token ra khỏi lưu thông và khoá nó lại thành một khối, khối đó tạo nên một lượng TVL lớn. Nhưng TVL không chỉ ở việc staking, nó còn ở các thứ khác như các bể thanh khoản cho dịch vụ swap, dịch vụ lending,... nữa.
Đối với dịch vụ DeFi như swaping, lending, càng có lượng TVL cao, thì thường càng đem lại trải nghiệm người dùng càng tốt và càng tốn ít chi phí trượt giá (slippage). Vì các sàn giao dịch dạng AMM sẽ tự động khớp lệnh, càng có nhiều thanh khoản, thì khoản giao dịch càng ít bị ảnh hưởng đến tổng bể thanh khoản do đó trượt giá càng ít và trải nghiệm swapping càng tốt. Tương tự như vậy, dịch vụ cho vay sẽ có 2 bên, một bên cần vay và một bên cần cho vay. Càng có nhiều người tham gia của cả hai bên, thì độ thay đổi nếu có bên cho vay có thêm một lượng cũng không làm lãi xuất gửi thấp đi nhiều, và tương tự vậy nếu có thêm một lượng vay nhỏ so với bể thanh khoản thì cũng không làm tăng lãi suất đi vay lên nhiều.
Còn đối với staking thông thường TVL lớn cũng khá khó nói nó có ý nghĩa gì, ngoài việc làm giảm nguồn cung, làm chậm tốc độ của utility token (như một bài viết của Kyle Samani của Multicoin Capital từng đề cập), và điều này làm cho giá đồng coin/token được ổn định hơn, ít biến động hơn, và như thế nó có nghĩa là làm cho coin/token đó được giữ giá. Điều này giúp cho các nhà phát triển có thể tiêu bớt để có kinh phí làm việc, cải thiện sản phẩm.
Làm giả TVL? Theo mình nghĩ thì không có chuyện làm giả TVL, mà thực ra chỉ là thổi lượng TVL tăng lên nhưng nếu không có cơ chế tốt nó sẽ bị giảm đi theo thời gian. Nhưng nếu làm sao cho lượng TVL càng lớn và ổn định, thì đúng, nó là một phần của sản phẩm, TVL càng lớn, càng giữ cho giá coin/token ổn định, càng làm cho trải nghiệm mượt mà và dĩ nhiên điều đó là tốt hơn. Nó làm cho nhóm developer có ngân sách để cải thiện sản phẩm và làm cho nó còn tốt hơn nữa.
Làm thế nào để TVL lớn? Nếu chỉ có tiền của một vài cá mập, cá voi thì rất khó nó giữ được lâu vì những cá mập, cá voi này cũng phải quan tâm đến hiệu quả của đầu tư của họ chứ. Bởi vậy, nếu lượng TVL cao chỉ vì do vài cá voi, cá mập tạo nên thì nó cũng có thể làm cho trải nghiệm người dùng sẽ rất tệ vì nếu lúc cá voi xả ra, giá lao dốc mạnh sẽ làm trải nghiệm người dùng trở nên tệ hại. Còn TVL lớn do cộng đồng lớn, thì ngoài giá trị về trải nghiệm người dùng, là một phần của chất lượng sản phẩm, thì nó cũng là hiệu ứng mạng, mà chúng ta đều biết, hiệu ứng mạng bằng bình phương của các nút mạng. Mạng có TVL càng lớn, hiệu ứng mạng cũng càng lớn và tất nhiên tỷ lệ độ lớn cũng tính theo về độ lớn của hiệu ứng mạng.
Bây giờ lại nói về Ethereum, khoảng cách của nó đã quá lớn so với các Layer 1 cạnh tranh, nếu tính về TVL, và đương nhiên, cũng tính về hiệu ứng mạng của nó. Với sản phẩm Web2, hiệu ứng mạng là bình phương của số nút mạng, thì với Web3 như Ethereum hiệu ứng mạng của nó sẽ là bình phương của số nút mạng nhân với giá trị độ lớn của TVL hay gì đó. Cứ so sánh Ethereum với BSC hay Polygon thì biết, Ethereum không phải mạng có nhiều người dùng nhất, nhưng sức mạnh của nó thế nào? Hầu hết các ứng dụng DeFi, NFT, Gaming,... có mặt trên Ethereum và hút theo cả binh đoàn Layer 2, và rất có thể sẽ là cả các layer3 và những Side chein của nó nữa. Và tất nhiên, hiệu ứng mạng đó giúp nó thu hút thêm rất nhiều đổi mới, rất nhiều ứng dụng,... và điều này lại làm tăng lượng TVL, lượng thanh khoản, và càng làm trải nghiệm cho Ethereum càng ngày càng tốt hơn.
Rất có thể những mạng Layer 1 cạnh tranh có tốc độ cao hơn, xử lý nhiều giao dịch đồng thời hơn, nhưng chúng phải hy sinh tính phi tập trung. Solana có khoảng 1000 validator, Polkadot có khoảng 300, BSC có 25,.... còn Ethereum có đến 524 ngàn validators. Một khoảng cách quá lớn. Chưa kể, Ethereum có rất nhiều phiên bản phần mềm viết bằng nhiều loại ngôn ngữ khác nhau trong khi hiếm có hệ thống cạnh tranh nào có nhiều hơn 2 phiên bản phần mềm. Những điều đó làm cho Ethereum phi tập trung hơn, bền vững hơn.
Theo quan điểm cá nhân của mình, chỉ xét riêng chuyện TVL, có lẽ rất khó đối thủ cạnh tranh nào của nó có thể bằng được 1/3 tổng TVL của nó trong vòng 4 năm tới. Và giá trị của cả hệ sinh thái trên Ethereum, chắc chắn còn vượt xa cả Bitcoin, anh cả của thị trường.
Xem thêm: Hiệu ứng mạng, yếu tố không thể thiếu với một dự án crypto
Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy rằng, việc các dự án để thu hút được đầu tư cho phát triển dự án, nó cần phải tìm kiếm nguồn cấp vốn bên cạnh nguồn cấp vốn từ những nhà đầu tư mạo hiểm. Còn những nhà đầu tư mạo hiểm thì lại ít muốn mạo hiểm mà muốn giảm bớt rủi ro. Bởi vậy, họ cũng muốn để lại ít vốn hơn trong các dự án crypto, và đẩy rủi ro đó cho những nhà đầu tư nhỏ lẻ. Với các dự án proof-of-stake, việc phân phối coin không cần thiết phải tốn năng lượng như đào coin, và việc staking, vừa giúp phân phối coin, vừa lại giúp rút bớt lượng coin/token đang lưu thông trên thị trường để giảm nguồn cung và thúc đẩy giá tăng lên. Và khi giá tăng lên, nó lại hấp dẫn hơn với những nhà đầu tư thế hệ tiếp theo. Về bản chất, nó cũng không khác ponzi-scheme là mấy. Có khác, là khác ở chỗ nó có quy mô lớn hơn và có thêm hiệu ứng mạng.
Như đã nói ở trên, staking là cơ chế rút bớt lượng coin/token ra khỏi lưu thông và khoá nó lại thành một khối, khối đó tạo nên một lượng TVL lớn. Nhưng TVL không chỉ ở việc staking, nó còn ở các thứ khác như các bể thanh khoản cho dịch vụ swap, dịch vụ lending,... nữa.
Đối với dịch vụ DeFi như swaping, lending, càng có lượng TVL cao, thì thường càng đem lại trải nghiệm người dùng càng tốt và càng tốn ít chi phí trượt giá (slippage). Vì các sàn giao dịch dạng AMM sẽ tự động khớp lệnh, càng có nhiều thanh khoản, thì khoản giao dịch càng ít bị ảnh hưởng đến tổng bể thanh khoản do đó trượt giá càng ít và trải nghiệm swapping càng tốt. Tương tự như vậy, dịch vụ cho vay sẽ có 2 bên, một bên cần vay và một bên cần cho vay. Càng có nhiều người tham gia của cả hai bên, thì độ thay đổi nếu có bên cho vay có thêm một lượng cũng không làm lãi xuất gửi thấp đi nhiều, và tương tự vậy nếu có thêm một lượng vay nhỏ so với bể thanh khoản thì cũng không làm tăng lãi suất đi vay lên nhiều.
Còn đối với staking thông thường TVL lớn cũng khá khó nói nó có ý nghĩa gì, ngoài việc làm giảm nguồn cung, làm chậm tốc độ của utility token (như một bài viết của Kyle Samani của Multicoin Capital từng đề cập), và điều này làm cho giá đồng coin/token được ổn định hơn, ít biến động hơn, và như thế nó có nghĩa là làm cho coin/token đó được giữ giá. Điều này giúp cho các nhà phát triển có thể tiêu bớt để có kinh phí làm việc, cải thiện sản phẩm.
Làm giả TVL? Theo mình nghĩ thì không có chuyện làm giả TVL, mà thực ra chỉ là thổi lượng TVL tăng lên nhưng nếu không có cơ chế tốt nó sẽ bị giảm đi theo thời gian. Nhưng nếu làm sao cho lượng TVL càng lớn và ổn định, thì đúng, nó là một phần của sản phẩm, TVL càng lớn, càng giữ cho giá coin/token ổn định, càng làm cho trải nghiệm mượt mà và dĩ nhiên điều đó là tốt hơn. Nó làm cho nhóm developer có ngân sách để cải thiện sản phẩm và làm cho nó còn tốt hơn nữa.
Làm thế nào để TVL lớn? Nếu chỉ có tiền của một vài cá mập, cá voi thì rất khó nó giữ được lâu vì những cá mập, cá voi này cũng phải quan tâm đến hiệu quả của đầu tư của họ chứ. Bởi vậy, nếu lượng TVL cao chỉ vì do vài cá voi, cá mập tạo nên thì nó cũng có thể làm cho trải nghiệm người dùng sẽ rất tệ vì nếu lúc cá voi xả ra, giá lao dốc mạnh sẽ làm trải nghiệm người dùng trở nên tệ hại. Còn TVL lớn do cộng đồng lớn, thì ngoài giá trị về trải nghiệm người dùng, là một phần của chất lượng sản phẩm, thì nó cũng là hiệu ứng mạng, mà chúng ta đều biết, hiệu ứng mạng bằng bình phương của các nút mạng. Mạng có TVL càng lớn, hiệu ứng mạng cũng càng lớn và tất nhiên tỷ lệ độ lớn cũng tính theo về độ lớn của hiệu ứng mạng.
Bây giờ lại nói về Ethereum, khoảng cách của nó đã quá lớn so với các Layer 1 cạnh tranh, nếu tính về TVL, và đương nhiên, cũng tính về hiệu ứng mạng của nó. Với sản phẩm Web2, hiệu ứng mạng là bình phương của số nút mạng, thì với Web3 như Ethereum hiệu ứng mạng của nó sẽ là bình phương của số nút mạng nhân với giá trị độ lớn của TVL hay gì đó. Cứ so sánh Ethereum với BSC hay Polygon thì biết, Ethereum không phải mạng có nhiều người dùng nhất, nhưng sức mạnh của nó thế nào? Hầu hết các ứng dụng DeFi, NFT, Gaming,... có mặt trên Ethereum và hút theo cả binh đoàn Layer 2, và rất có thể sẽ là cả các layer3 và những Side chein của nó nữa. Và tất nhiên, hiệu ứng mạng đó giúp nó thu hút thêm rất nhiều đổi mới, rất nhiều ứng dụng,... và điều này lại làm tăng lượng TVL, lượng thanh khoản, và càng làm trải nghiệm cho Ethereum càng ngày càng tốt hơn.
Rất có thể những mạng Layer 1 cạnh tranh có tốc độ cao hơn, xử lý nhiều giao dịch đồng thời hơn, nhưng chúng phải hy sinh tính phi tập trung. Solana có khoảng 1000 validator, Polkadot có khoảng 300, BSC có 25,.... còn Ethereum có đến 524 ngàn validators. Một khoảng cách quá lớn. Chưa kể, Ethereum có rất nhiều phiên bản phần mềm viết bằng nhiều loại ngôn ngữ khác nhau trong khi hiếm có hệ thống cạnh tranh nào có nhiều hơn 2 phiên bản phần mềm. Những điều đó làm cho Ethereum phi tập trung hơn, bền vững hơn.
Theo quan điểm cá nhân của mình, chỉ xét riêng chuyện TVL, có lẽ rất khó đối thủ cạnh tranh nào của nó có thể bằng được 1/3 tổng TVL của nó trong vòng 4 năm tới. Và giá trị của cả hệ sinh thái trên Ethereum, chắc chắn còn vượt xa cả Bitcoin, anh cả của thị trường.
Xem thêm: Hiệu ứng mạng, yếu tố không thể thiếu với một dự án crypto