Khi chúng ta muốn làm được một việc gì khó một chút và có nhiều khả năng dẫn đến các kết quả khác nhau, chúng ta rất khó để đoán mò và lựa chọn được kết quả đúng nhiều lần. Vì theo quy lật xác xuất, càng nhiều khả năng ra kết quả khác nhau thì khả năng chọn sai kết quả càng cao, và khả năng đoán trúng càng thấp. Thời điểm vàng mỗi khi thứ mới xuất hiện để tỷ lệ thắng lớn cao sẽ không kéo dài lâu. Bởi vậy, làm sao chọn lựa đúng mà chỉ dựa vào suy đoán rất dễ làm chúng ta nhầm lẫn. Kiểu như chơi số đề, có 99 khả năng bạn đoán sai, và một khả năng đoán đúng. Và nếu bạn đoán đúng bạn sẽ được 70 lần số tiền bỏ ra, còn nếu sai bạn mất tiền thì tỷ lệ thành công của bạn chỉ 1/99 và dù thắng gấp 70 lần thì 70/99 vẫn nhỏ hơn 1, tức không chơi. Hay nói cách khác càng chơi càng thua.
Bạn có đi chợ mua rau, mua thịt bằng xem biểu đồ giá rau giá thịt và quyết định trả giá theo biểu đồ? Bạn có mua quần áo, xe cộ, chọn trường cho con,… bằng biểu đồ? Đồ thị giá coin, tiền tệ, hay cổ phiếu là những thứ đã xảy ra trong quá khứ. Bạn có thể nhìn vào quá khứ để quyết định tương lai của mình? Khi bạn lái xe, bạn có nhìn về đằng trước hay chỉ cần nhìn vào gương chiếu hậu? Đôi khi tương lai có thể xuất hiện lại như quá khứ, nhưng không phải luôn luôn và tỷ lệ xuất hiện lại rất thấp và cũng rất khó có thể nói thời điểm xuất hiện lại.
Tại sao chúng ta phải đến trường học để biết đọc, biết viết, biết làm toán, biết tư duy, biết kết bạn, biết làm công việc nọ công việc kia mà không suy đoán việc sẽ làm hôm nay dựa vào những gì đã xảy ra với mình trong những ngày trước đây? Bởi vì, thứ nhất, suy đoán dựa vào quá khứ có quá nhiều thay đổi mà chúng ta không thể kết luận được chắc chắn những gì sẽ xảy ra trong tương lai và khi nào nó xảy ra. Còn, khi chúng ta học hỏi, tìm hiểu kỹ càng cách thức làm việc, chúng ta có thể bắt chước và làm theo được.
Khi chúng ta học chữ, chúng ta học ghép vần, và chúng ta có thể viết thành câu. Khi học về ngữ pháp và viết chữ, chúng ta có thể viết văn, viết thư, viết báo, viết sách,… Khi chúng ta học phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia… và học tính toán, chúng ta có thể tính được mình cần bao nhiêu tháng lương để mua được cái xe, cái nhà, hay chuyến du lịch… Rõ ràng, việc học tập, nghiên cứu cho chúng ta khả năng làm theo, sáng tạo và tạo ra kết quả một cách chắc chắn. Nếu chúng ta kiên trì học chữ, học ngữ pháp, và chính tả thì chắc chắn chúng ta có thể viết ra được những gì chúng ta nghĩ và nói. Nếu chúng ta học cộng, trừ, nhân, chia một cách cẩn thận thì kiểu gì chúng ta cũng có thể tính toán được nhưng phép tính số học. Còn nếu chúng ta học nghề kế toán một cách cẩn thận thì chắc chắn chúng ta làm được công việc kế toán. Nếu chúng ta học lái xe cẩn thận thì chắc chắn chúng ta cũng lái được xe…
Công việc càng phức tạp, chúng ta càng cần có nhiều kiến thức nền tảng để có thể tiêu thụ được những kiến thức cao hơn. Ví dụ, để viết văn được chúng ta cần nhận biết chữ cái, cần học cách đánh vần để ghép từ, cần học ngữ pháp để viết câu cho đúng, rồi học cả những cách phức tạp hơn như miêu tả, phân tích,… Hay để làm được nghề kế toán, chúng ta cần biết nhận biết các con số, biết làm phép cộng, phép trừ, rồi học cách phân bổ doanh thu, chi phí,… khi ghi nhận các giao dịch vào sổ kế toán.
Chúng ta không thể viết văn nếu chưa biết nhận mặt chữ, chưa biết đánh vần. Hay, chúng ta chưa thể làm kế toán nếu như chúng ta không phân biệt được số một khác với số năm như thế nào. Chúng ta không thể viết văn dựa vào ngày trước chúng ta đã ị đùn như thế nào, hay chúng ta không thể làm kế toán khi dựa vào quá khứ hay khóc nhè lúc lên 3 tuổi được.
Cũng vậy, khi chúng ta đầu tư. Có thể chúng ta đã gặp may mắn ở một vài thời điểm khi thị trường còn trong giai đoạn rất mới mẻ nên cơ hội may mắn rất cao. Nhưng, sự may mắn không xảy ra mãi. Chúng ta không thể dựa vào may mắn mãi được, dù rất nhiều người đều muốn như vậy. Thay vào đó, chúng ta nên tìm kiếm cách nào đó chắc chắn hơn. Điều gì đó giống như cách chúng ta áp dụng để biết viết văn, biết lái ô tô, hay làm kế toán… để áp dụng cho việc đầu tư của mình.
Chúng ta không cần phải biết được tất cả mọi thứ. Ví dụ, chúng ta không cần thiết phải trở thành bác sỹ để chữa bệnh sổ mũi cho mình. Nhưng, trong một số trường hợp, chúng ta cần biết cách chọn để tin vào bác sỹ thay vì tin vào vị lang băm. Tương tự vậy, chúng ta không cần phải trở thành luật sư trước khi làm thủ tục vay tiền mua nhà. Nhưng chúng ta cũng cần biết chọn luật sư phù hợp để không bị lừa.
Đầu tư là lĩnh vực tương đối khó. Bạn có thể đầu tư theo cách nhờ bà bán quán nước chữa cho bạn bệnh đau ruột thừa, hay đầu tư dựa vào thầy tử vi. Nhưng để có kết quả tốt và chắc chắn hơn, thì bạn nên học những điều cơ bản và quan trọng hoặc ít nhất là học cách chọn người hoặc nguồn thông tin tin cậy để tư vấn cho mình.
Vì lĩnh vực này tuy mới nhưng khá rộng và lại cũng rất phức tạp nên đòi hỏi nhiều kiến thức liên quan khác nhau. Bởi vậy cũng cần có sự tìm hiểu tương đối sâu và kỹ càng.
Nếu bạn tự khởi nghiệp, tự tạo ra dự án, thì công việc của bạn cũng không khác việc đầu tư. Tức là bạn cũng phải đầu tư thời gian, công sức, và tiền bạc. Nếu bạn hiểu được thị trường hoặc có người hay nguồn thông tin tư vấn tin cậy, thì cơ hội dự án của bạn thành công sẽ cao hơn.
(Bài mình đã đăng trên Medium năm 2021, nhưng giờ rút xuống và đăng lại ở đây)
Bạn có đi chợ mua rau, mua thịt bằng xem biểu đồ giá rau giá thịt và quyết định trả giá theo biểu đồ? Bạn có mua quần áo, xe cộ, chọn trường cho con,… bằng biểu đồ? Đồ thị giá coin, tiền tệ, hay cổ phiếu là những thứ đã xảy ra trong quá khứ. Bạn có thể nhìn vào quá khứ để quyết định tương lai của mình? Khi bạn lái xe, bạn có nhìn về đằng trước hay chỉ cần nhìn vào gương chiếu hậu? Đôi khi tương lai có thể xuất hiện lại như quá khứ, nhưng không phải luôn luôn và tỷ lệ xuất hiện lại rất thấp và cũng rất khó có thể nói thời điểm xuất hiện lại.
Tại sao chúng ta phải đến trường học để biết đọc, biết viết, biết làm toán, biết tư duy, biết kết bạn, biết làm công việc nọ công việc kia mà không suy đoán việc sẽ làm hôm nay dựa vào những gì đã xảy ra với mình trong những ngày trước đây? Bởi vì, thứ nhất, suy đoán dựa vào quá khứ có quá nhiều thay đổi mà chúng ta không thể kết luận được chắc chắn những gì sẽ xảy ra trong tương lai và khi nào nó xảy ra. Còn, khi chúng ta học hỏi, tìm hiểu kỹ càng cách thức làm việc, chúng ta có thể bắt chước và làm theo được.
Khi chúng ta học chữ, chúng ta học ghép vần, và chúng ta có thể viết thành câu. Khi học về ngữ pháp và viết chữ, chúng ta có thể viết văn, viết thư, viết báo, viết sách,… Khi chúng ta học phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia… và học tính toán, chúng ta có thể tính được mình cần bao nhiêu tháng lương để mua được cái xe, cái nhà, hay chuyến du lịch… Rõ ràng, việc học tập, nghiên cứu cho chúng ta khả năng làm theo, sáng tạo và tạo ra kết quả một cách chắc chắn. Nếu chúng ta kiên trì học chữ, học ngữ pháp, và chính tả thì chắc chắn chúng ta có thể viết ra được những gì chúng ta nghĩ và nói. Nếu chúng ta học cộng, trừ, nhân, chia một cách cẩn thận thì kiểu gì chúng ta cũng có thể tính toán được nhưng phép tính số học. Còn nếu chúng ta học nghề kế toán một cách cẩn thận thì chắc chắn chúng ta làm được công việc kế toán. Nếu chúng ta học lái xe cẩn thận thì chắc chắn chúng ta cũng lái được xe…
Công việc càng phức tạp, chúng ta càng cần có nhiều kiến thức nền tảng để có thể tiêu thụ được những kiến thức cao hơn. Ví dụ, để viết văn được chúng ta cần nhận biết chữ cái, cần học cách đánh vần để ghép từ, cần học ngữ pháp để viết câu cho đúng, rồi học cả những cách phức tạp hơn như miêu tả, phân tích,… Hay để làm được nghề kế toán, chúng ta cần biết nhận biết các con số, biết làm phép cộng, phép trừ, rồi học cách phân bổ doanh thu, chi phí,… khi ghi nhận các giao dịch vào sổ kế toán.
Chúng ta không thể viết văn nếu chưa biết nhận mặt chữ, chưa biết đánh vần. Hay, chúng ta chưa thể làm kế toán nếu như chúng ta không phân biệt được số một khác với số năm như thế nào. Chúng ta không thể viết văn dựa vào ngày trước chúng ta đã ị đùn như thế nào, hay chúng ta không thể làm kế toán khi dựa vào quá khứ hay khóc nhè lúc lên 3 tuổi được.
Cũng vậy, khi chúng ta đầu tư. Có thể chúng ta đã gặp may mắn ở một vài thời điểm khi thị trường còn trong giai đoạn rất mới mẻ nên cơ hội may mắn rất cao. Nhưng, sự may mắn không xảy ra mãi. Chúng ta không thể dựa vào may mắn mãi được, dù rất nhiều người đều muốn như vậy. Thay vào đó, chúng ta nên tìm kiếm cách nào đó chắc chắn hơn. Điều gì đó giống như cách chúng ta áp dụng để biết viết văn, biết lái ô tô, hay làm kế toán… để áp dụng cho việc đầu tư của mình.
Chúng ta không cần phải biết được tất cả mọi thứ. Ví dụ, chúng ta không cần thiết phải trở thành bác sỹ để chữa bệnh sổ mũi cho mình. Nhưng, trong một số trường hợp, chúng ta cần biết cách chọn để tin vào bác sỹ thay vì tin vào vị lang băm. Tương tự vậy, chúng ta không cần phải trở thành luật sư trước khi làm thủ tục vay tiền mua nhà. Nhưng chúng ta cũng cần biết chọn luật sư phù hợp để không bị lừa.
Đầu tư là lĩnh vực tương đối khó. Bạn có thể đầu tư theo cách nhờ bà bán quán nước chữa cho bạn bệnh đau ruột thừa, hay đầu tư dựa vào thầy tử vi. Nhưng để có kết quả tốt và chắc chắn hơn, thì bạn nên học những điều cơ bản và quan trọng hoặc ít nhất là học cách chọn người hoặc nguồn thông tin tin cậy để tư vấn cho mình.
Vì lĩnh vực này tuy mới nhưng khá rộng và lại cũng rất phức tạp nên đòi hỏi nhiều kiến thức liên quan khác nhau. Bởi vậy cũng cần có sự tìm hiểu tương đối sâu và kỹ càng.
Nếu bạn tự khởi nghiệp, tự tạo ra dự án, thì công việc của bạn cũng không khác việc đầu tư. Tức là bạn cũng phải đầu tư thời gian, công sức, và tiền bạc. Nếu bạn hiểu được thị trường hoặc có người hay nguồn thông tin tư vấn tin cậy, thì cơ hội dự án của bạn thành công sẽ cao hơn.
(Bài mình đã đăng trên Medium năm 2021, nhưng giờ rút xuống và đăng lại ở đây)
Last edited: