Khi thị trường lên mức đỉnh vào cuối năm 2021 thì tâm lý mọi người đã hào hứng quá mức. Một phần lúc đó mọi người không có việc gì để làm, lại được chính phủ nhiều nước bơm cho khá nhiều tiền để tiêu xài cho qua cơn đại dịch nên đầu tư một cách vội vàng vào nhiều loại tài sản không chắc chắn, và crypto lúc đó đầy quyến rũ, tốc độ tăng trưởng cao, sức hút tham gia mạnh mẽ.
Nhưng khi FED tác động bằng cách rút bớt thanh khoản, thị trường bắt đầu có sự điều chỉnh. Bắt đầu bằng những dự án lãi xuất lớn nhưng không có nền tảng vững chắc như Olympus, Luna. Điều này bộc lộ những dự án bong bóng đã chống lưng cho các dự án đó bằng tiền đi vay quá mức với tài sản thế chấp rất mong manh. Các quỹ như 3AC sụp đổ kéo theo những quỹ khác lao đao vì phần vốn liếng quan trọng lại để vào trong đó. Trong hệ sinh thái của Polkadot có Moonbeam là dự án tương đối tốt, nhưng phần vốn liếng quan trọng của họ lại phụ thuộc vào 3AC, và khi quỹ này sụp đổ, nguồn kinh phí dự trữ cho việc phát triển sản phẩm cũng như ngân sách cho nhân sự bị thâm hụt nặng nề. Moonbeam gặp sự cố, Polkadot cũng bị ảnh hưởng theo.
Nhưng các cơn bão thị trường sẽ chưa dừng lại chừng nào còn có những mục nát chưa bị loại bỏ, và FTX cùng Alameda Research phải bị loại bỏ khỏi thị trường. Sự cố lần này lại khiến cho nhiều quỹ lớn nhỏ khác sụp đổ theo. Những cái tên mà từng có tốc độ phát triển cực nhanh đột ngột biến mất. Cũng có cả những cái tên từng kỳ cựu trên thị trường qua một vài chu kỳ cũng phải sụp đổ.
Chưa hết, trong khi nguồn thanh khoản vẫn còn eo hẹp thì SEC như một cơn bão nhân tạo đã ập đến đối với Binance, một con cá voi khổng lồ từng thao túng vụ FTX gặp phải lao đao. Nhưng SEC chỉ là cơn gió lớn của trận cuồng phong, các cơ quan thực thi pháp luật ở nhiều nước cũng sẽ phải làm theo SEC để bảo vệ thị trường và nhà đầu tư của họ, và các tổ chức gian lận như Binance sẽ còn gặp nhiều khó khăn hơn nữa. Theo thông tin mà mình mới biết gần đây thì Nigeria, một nước ở châu Phi nơi luật pháp không mấy chặt chẽ cũng đã mạnh tay với Binance. Nhưng Binance như con bạch tuộc nhiều vòi, và liên kết khá chặt chẽ với nhiều dự án crypto cũng như thế giới ngầm trong lĩnh vực tài chính của Trung Quốc, thậm chí của giới quan chức chính trị Trung Quốc sẽ không dễ sụp đổ.
Nhưng, chưa hết, còn rất nhiều những cái tên chứa đầy rủi ro cho nền kinh tế tiền số như Tron, USDT,… còn chưa bị ảnh hưởng nên không biết thời điểm này có phải cơn bão cuối cùng hay chưa.
Tình hình thì là vậy, còn với tư cách là nhà đầu tư, chúng ta phải phân bổ tài sản của mình như thế nào? Chuẩn bị cho cơn bão ra sao? Có phải chỉ cần ôm coin và nằm bất động chờ thị trường hồi phục mới là giải pháp hiệu quả? Nếu không phải phân bổ tài sản như thế nào để giảm thiểu rủi ro và tận dụng tốt cơ hội thị trường xuống đáy?
Nói thật, mình cũng không biết làm thế nào để có được sự tối ưu. Nhưng việc duy trì thanh khoản ở mức hợp lý là điều vô cùng quan trọng.
Theo quan sát mới đây của mình thì trên thị trường crypto cũng có nhiều loại tài sản rất ổn định khi thị trường khủng hoảng. Nhưng cũng chẳng có gì chắc chắn vì ngay cả stablecoin, có lẽ cũng chẳng hoàn toàn ổn định đâu. Ví dụ như USDC được coi là minh bạch nhất, dự trữ an toàn nhất chẳng từng mất đến (nếu mình nhớ không nhầm) 30% giá trị, và DAI cũng vậy. Còn USDT vốn rất nhiều lùm xùm kém minh bạch về khoản dự trữ, nếu gặp phốt, không biết thị trường sẽ sốc như thế nào đây?
Nhưng khi FED tác động bằng cách rút bớt thanh khoản, thị trường bắt đầu có sự điều chỉnh. Bắt đầu bằng những dự án lãi xuất lớn nhưng không có nền tảng vững chắc như Olympus, Luna. Điều này bộc lộ những dự án bong bóng đã chống lưng cho các dự án đó bằng tiền đi vay quá mức với tài sản thế chấp rất mong manh. Các quỹ như 3AC sụp đổ kéo theo những quỹ khác lao đao vì phần vốn liếng quan trọng lại để vào trong đó. Trong hệ sinh thái của Polkadot có Moonbeam là dự án tương đối tốt, nhưng phần vốn liếng quan trọng của họ lại phụ thuộc vào 3AC, và khi quỹ này sụp đổ, nguồn kinh phí dự trữ cho việc phát triển sản phẩm cũng như ngân sách cho nhân sự bị thâm hụt nặng nề. Moonbeam gặp sự cố, Polkadot cũng bị ảnh hưởng theo.
Nhưng các cơn bão thị trường sẽ chưa dừng lại chừng nào còn có những mục nát chưa bị loại bỏ, và FTX cùng Alameda Research phải bị loại bỏ khỏi thị trường. Sự cố lần này lại khiến cho nhiều quỹ lớn nhỏ khác sụp đổ theo. Những cái tên mà từng có tốc độ phát triển cực nhanh đột ngột biến mất. Cũng có cả những cái tên từng kỳ cựu trên thị trường qua một vài chu kỳ cũng phải sụp đổ.
Chưa hết, trong khi nguồn thanh khoản vẫn còn eo hẹp thì SEC như một cơn bão nhân tạo đã ập đến đối với Binance, một con cá voi khổng lồ từng thao túng vụ FTX gặp phải lao đao. Nhưng SEC chỉ là cơn gió lớn của trận cuồng phong, các cơ quan thực thi pháp luật ở nhiều nước cũng sẽ phải làm theo SEC để bảo vệ thị trường và nhà đầu tư của họ, và các tổ chức gian lận như Binance sẽ còn gặp nhiều khó khăn hơn nữa. Theo thông tin mà mình mới biết gần đây thì Nigeria, một nước ở châu Phi nơi luật pháp không mấy chặt chẽ cũng đã mạnh tay với Binance. Nhưng Binance như con bạch tuộc nhiều vòi, và liên kết khá chặt chẽ với nhiều dự án crypto cũng như thế giới ngầm trong lĩnh vực tài chính của Trung Quốc, thậm chí của giới quan chức chính trị Trung Quốc sẽ không dễ sụp đổ.
Nhưng, chưa hết, còn rất nhiều những cái tên chứa đầy rủi ro cho nền kinh tế tiền số như Tron, USDT,… còn chưa bị ảnh hưởng nên không biết thời điểm này có phải cơn bão cuối cùng hay chưa.
Tình hình thì là vậy, còn với tư cách là nhà đầu tư, chúng ta phải phân bổ tài sản của mình như thế nào? Chuẩn bị cho cơn bão ra sao? Có phải chỉ cần ôm coin và nằm bất động chờ thị trường hồi phục mới là giải pháp hiệu quả? Nếu không phải phân bổ tài sản như thế nào để giảm thiểu rủi ro và tận dụng tốt cơ hội thị trường xuống đáy?
Nói thật, mình cũng không biết làm thế nào để có được sự tối ưu. Nhưng việc duy trì thanh khoản ở mức hợp lý là điều vô cùng quan trọng.
Theo quan sát mới đây của mình thì trên thị trường crypto cũng có nhiều loại tài sản rất ổn định khi thị trường khủng hoảng. Nhưng cũng chẳng có gì chắc chắn vì ngay cả stablecoin, có lẽ cũng chẳng hoàn toàn ổn định đâu. Ví dụ như USDC được coi là minh bạch nhất, dự trữ an toàn nhất chẳng từng mất đến (nếu mình nhớ không nhầm) 30% giá trị, và DAI cũng vậy. Còn USDT vốn rất nhiều lùm xùm kém minh bạch về khoản dự trữ, nếu gặp phốt, không biết thị trường sẽ sốc như thế nào đây?