Helium, mạng không dây phi tập trung lớn nhất thế giới gần đây đã thực hiện chu kỳ halving lần thứ nhất của nó.
Halving là sự kiện mà số lượng coin của Helium (HNT) được sinh ra bị giảm đi một nửa theo chu kỳ cứ 2 năm một lần, và lần này diễn ra vào ngày 1/8/2023.
Không giống như Bitcoin, halving diễn ra cứ 4 năm một lần. Ở Helium, halving lại diễn ra theo chu kỳ 2 năm một lần khiến cho đồng coin này trở nên khan hiếm với tốc độ nhanh hơn.
Helium là một dự án mạng không dây theo công nghệ LoRa WAN, tức là nó cho phép kết nối các thiết bị không dây với khoảng cách khá xa, với bán kính khoảng từ 2-20 km tùy theo mức độ chắn và độ cao của antenna. Ở thời kỳ cao điểm mạng lưới này đã có khoảng 1 triệu hotspot. Tuy nhiên, khi chu kỳ giảm giá của tiền số khiến cho số lượng hotspot hoạt động bị suy giảm nhưng hiện tại với trên 500 ngàn hotspot hoạt động trên toàn thế giới khiến đây vẫn là mạng không dây lớn nhất và phủ sóng rộng khắp nhất sử dụng công nghệ LoRa.
Công nghệ của Helium là giúp cho kết nối các thiết bị IOT (Internet of Things), tức kết nối các thiết bị điện tử với Internet và làm cho chúng trở thành các thiết bị thông minh. Với thiết kế của Helium, kết nối mạng của nó với chi phí cực thấp khiến cho việc kết nối các thiết bị như đồng hồ nước, điện, cảm biến giao thông, cảm biến nông nghiệp, xe cộ… và nói chung những nhà sx thiết bị có thể tích hợp Helium sẽ giúp cho sản phẩm của mình có thể được kết nối với Internet mà không cần người dùng phải trải qua việc setup phức tạp với mạng Wifi, hoặc chi phí đắt đỏ với mạng 3G, 4G, hay 5G.
Ngoài ưu điểm về chi phí cực thấp và kết nối với khoảng cách rất xa, mạng Helium còn có một ưu điểm nữa là sử dụng rất ít năng lượng. Điều này giúp cho thiết bị có thể sử dụng hàng năm trời mà không cần phải xạc pin.
Ở thời kỳ đỉnh cao, một HNT (coin của Helium) có giá khoảng $20 nhưng thời kỳ downtrend vừa qua và sự cố với Alameda và FTX khiến đồng coin này giảm giá có lúc chỉ còn $1.2, và hiện nay giá của HNT đã tăng lên khoảng $1.77.
Hiện nay Helium đã được chuyển từ mạng riêng của nó sang mạng của Solana khiến nó có tốc độ xử lý rất nhanh, có thể tích hợp với các giải pháp DeFi, cũng như việc chuyển đổi tỷ giá thuận tiện hơn. Tuy nhiên, không giống những giải pháp thuần túy dựa trên phần mềm thì Helium lại đòi hỏi được triển khai trên các thiết bị phần cứng, nên việc ứng dụng thực tế sẽ mất nhiều thời gian hơn, và chu kỳ tăng giá của nó có thể sẽ lâu hơn.
Mặc dù vậy, Helium vẫn là giải pháp thực sự hữu ích và có tính thực tiễn cao, tiết kiệm chi phí và hứa hẹn sẽ là nhân tố cơ bản cho tiến bộ công nghệ.
Bên cạnh mạng LoRa, gần đây Helium cũng triển khai mạng 5G, và Helium không chỉ là giải pháp IOT nữa mà là giao thức cho các giải pháp kết nối không dây. Thuê bao SIM card 5G của Helium ở Mỹ có giá khoảng $25/tháng, một mức giá hấp dẫn hơn rất nhiều so với các nhà mạng khác ở đây.
Nếu bạn có quan điểm thế nào về dự án này, xin hãy chia sẽ những bình luận tại đây.
Halving là sự kiện mà số lượng coin của Helium (HNT) được sinh ra bị giảm đi một nửa theo chu kỳ cứ 2 năm một lần, và lần này diễn ra vào ngày 1/8/2023.
Không giống như Bitcoin, halving diễn ra cứ 4 năm một lần. Ở Helium, halving lại diễn ra theo chu kỳ 2 năm một lần khiến cho đồng coin này trở nên khan hiếm với tốc độ nhanh hơn.
Helium là một dự án mạng không dây theo công nghệ LoRa WAN, tức là nó cho phép kết nối các thiết bị không dây với khoảng cách khá xa, với bán kính khoảng từ 2-20 km tùy theo mức độ chắn và độ cao của antenna. Ở thời kỳ cao điểm mạng lưới này đã có khoảng 1 triệu hotspot. Tuy nhiên, khi chu kỳ giảm giá của tiền số khiến cho số lượng hotspot hoạt động bị suy giảm nhưng hiện tại với trên 500 ngàn hotspot hoạt động trên toàn thế giới khiến đây vẫn là mạng không dây lớn nhất và phủ sóng rộng khắp nhất sử dụng công nghệ LoRa.
Công nghệ của Helium là giúp cho kết nối các thiết bị IOT (Internet of Things), tức kết nối các thiết bị điện tử với Internet và làm cho chúng trở thành các thiết bị thông minh. Với thiết kế của Helium, kết nối mạng của nó với chi phí cực thấp khiến cho việc kết nối các thiết bị như đồng hồ nước, điện, cảm biến giao thông, cảm biến nông nghiệp, xe cộ… và nói chung những nhà sx thiết bị có thể tích hợp Helium sẽ giúp cho sản phẩm của mình có thể được kết nối với Internet mà không cần người dùng phải trải qua việc setup phức tạp với mạng Wifi, hoặc chi phí đắt đỏ với mạng 3G, 4G, hay 5G.
Ngoài ưu điểm về chi phí cực thấp và kết nối với khoảng cách rất xa, mạng Helium còn có một ưu điểm nữa là sử dụng rất ít năng lượng. Điều này giúp cho thiết bị có thể sử dụng hàng năm trời mà không cần phải xạc pin.
Ở thời kỳ đỉnh cao, một HNT (coin của Helium) có giá khoảng $20 nhưng thời kỳ downtrend vừa qua và sự cố với Alameda và FTX khiến đồng coin này giảm giá có lúc chỉ còn $1.2, và hiện nay giá của HNT đã tăng lên khoảng $1.77.
Hiện nay Helium đã được chuyển từ mạng riêng của nó sang mạng của Solana khiến nó có tốc độ xử lý rất nhanh, có thể tích hợp với các giải pháp DeFi, cũng như việc chuyển đổi tỷ giá thuận tiện hơn. Tuy nhiên, không giống những giải pháp thuần túy dựa trên phần mềm thì Helium lại đòi hỏi được triển khai trên các thiết bị phần cứng, nên việc ứng dụng thực tế sẽ mất nhiều thời gian hơn, và chu kỳ tăng giá của nó có thể sẽ lâu hơn.
Mặc dù vậy, Helium vẫn là giải pháp thực sự hữu ích và có tính thực tiễn cao, tiết kiệm chi phí và hứa hẹn sẽ là nhân tố cơ bản cho tiến bộ công nghệ.
Bên cạnh mạng LoRa, gần đây Helium cũng triển khai mạng 5G, và Helium không chỉ là giải pháp IOT nữa mà là giao thức cho các giải pháp kết nối không dây. Thuê bao SIM card 5G của Helium ở Mỹ có giá khoảng $25/tháng, một mức giá hấp dẫn hơn rất nhiều so với các nhà mạng khác ở đây.
Nếu bạn có quan điểm thế nào về dự án này, xin hãy chia sẽ những bình luận tại đây.