Tin tức dồn dập với tiêu đề đại loại như "Nước Mỹ vỡ nợ" ào ạt khắp các phương tiện truyền thông xã hội, báo chí, đặc biệt là báo chí kinh tế. Điều này có thể làm giới đầu tư hơi hoang mang lo sợ, nhất là những nhà đầu tư crypto. Nhưng có thật là có gì đáng sợ hay không? Có đến mức "trời sụp" như thế không? Thực ra cái gọi là "nước Mỹ vỡ nợ" hoàn toàn có thể xảy ra nhưng theo mình điều đó chẳng vấn đề gì nhiều.
Theo giới truyền thông, tổng thống Biden, trước khi đến Nhật dự hội nghị G7 cũng lớn tiếng cảnh báo khả năng vỡ nợ nếu không được quốc hội nâng trần nợ lên. Rồi trước đó, bộ trưởng tài chính Mỹ là Janet Yellen cũng nhiều lần cảnh báo nguy cơ vỡ nợ cận kề. Nhưng có phải nước Mỹ sắp vỡ nợ?
Thực ra nước Mỹ không thể vỡ nợ, mà nếu có vỡ nợ cũng chỉ là chính phủ Mỹ vỡ nợ, mà chính phủ Mỹ vỡ nợ cũng không có nghĩa là toàn bộ chính phủ Mỹ vỡ nợ, mà chỉ là chính phủ liên bang Mỹ vỡ nợ.... Tại sao lại có chuyện lằng nhằng như vậy? Đó là bởi vì nước Mỹ có các thể chế quản trị được thiết kế khá phi tập trung gần như kiểu blockchain hiện nay.
Chúng ta hãy tìm hiểu chính phủ Mỹ gồm những gì nhé! Trước hết nếu chỉ ở Việt Nam thôi, chúng ta thấy chính phủ như là một thể chế thống nhất từ trên xuống, từ trung ương xuống đến địa phương, đến tổ dân phố và ngõ ngách. Nơi mà trung ương có rất nhiều quyền lực còn ở dưới thì chịu sự chỉ đạo từ cấp trên. Còn ở Mỹ hay nhiều nước có thể chế tự do, và cấu trúc kiểu liên bang thì không như vậy.
Chính phủ Mỹ, (hay Canada cũng tương tự) sẽ có ba cấp độ theo chiều dọc khác nhau nhưng độc lập với nhau, chúng tồn tại bằng 3 loại thuế khác nhau, nên nếu cấp độ này có vỡ nợ cũng chẳng ảnh hưởng nhiều đến những cấp độ còn lại. Ba cấp độ theo chiều dọc đó là Chính Phủ Liên Bang, Chính Phủ Tiểu Bang, và Chính Phủ Thành Phố. Ở Mỹ không có chuyện chính phủ thành phố là cấp dưới của chính phủ tiểu bang, và tiểu bang không phải cấp dưới của liên bang theo suy diễn theo kiểu ở Việt Nam đâu.
Chính phủ liên bang có nhiệm vụ quản lý những vấn đề ở cấp độ liên bang và quốc gia. Ví dụ như chuyện quân sự, ngoại giao, quốc phòng, phát hành tiền tệ. Nó sống dựa vào ngân sách thu được từ tiền thuế liên bang gồm có thuế bán hàng hoá và dịch vụ và thuế thu nhập mức liên bang. Chính phủ cấp bang (hay còn gọi là tiểu bang) quản lý những vấn đề của bang mình, như y tế, quốc phòng, duy trì luật pháp của bang. Ở đây mỗi bang cũng gần giống một quốc gia độc lập có luật pháp riêng, có quốc hội riêng, và tất nhiên họ sống bằng các loại thuế riêng không giống với chính phủ liên bang. Thuế dành cho chính phủ bang là thuế bán hàng hoá dịch vụ, và thuế thu nhập của bang. Trong hoá đơn hàng hoá dịch vụ sẽ có ghi các loại thuế dành cho bang, liên bang, hoặc một số nơi là thành phố. Chính phủ thành phố duy trì cảnh sát của mình (độc lập với các thành phố khác, ví dụ trong phim chúng ta thấy NYPD - tức cảnh sát của TP New York, LAPD là cảnh sát của Los Angeles,...) duy trì những hoạt động xã hội của thành phố như rác thải, vệ sinh, thoát nước, cắt cỏ, xúc tuyết,... Chính phủ thành phố thường sống bằng thuế bất động sản, một số nơi có thể có những loại thuế, phí riêng.
Như ta thấy ở trên, 3 loại theo chiều dọc đó tồn tại độc lập, thằng này vỡ nợ không có nghĩa thằng kia cũng vỡ nợ. Nhưng điều đó chưa phải đầy đủ. Chính phủ nước Mỹ (hay Canada) cũng còn được phân cấp theo chiều ngang nữa, tức là ở mỗi cấp độ lại có sự phân chia. Cụ thể là mỗi cấp sẽ được chia làm 3 nhánh là Lập Pháp (Quốc Hội), Hành Pháp, và Tư Pháp. Lập pháp thì tạo ra luật, còn hành pháp là thực thi luật pháp do lập pháp tạo ra, còn tư pháp là xét xử dựa trên những luật mà do lập pháp tạo ra. Do sự phân chia quyền lực như vậy nên chính phủ không phải là con quái vật khổng lồ có mọi sức mạnh mà chúng bị chia ra và kiểm soát lẫn nhau, chưa kể còn nhiều những cơ chế phân chia có tính chất xã hội như các tổ chức truyền thông, tôn giáo, nhân đạo,... hay các hiệp hội theo ngành nghề, sở thích,...
Cái mà chúng ta thấy thường nói đến chính phủ Mỹ, hay vỡ nợ của chính phủ Mỹ thực chất là vỡ nợ của nhánh hành pháp ở cấp liên bang thôi. Nếu nó bị vỡ nợ, nó có thể không vay được, nhưng nó vẫn không thể chết được vì nó vẫn có nguồn thu thuế đều đặn, mà không phải ở cấp khác nhảy vào cướp mất.
Hiện tại chính phủ hành pháp liên bang Mỹ được kiểm soát bởi đảng Dân Chủ, đảng này thường có tính chất mị dân, tức đề ra những hoạt động và chính sách vuốt ve người nghèo để được ủng hộ bởi số phiếu đông đảo của họ. Hiện tại, đảng Dân Chủ mất quyền kiểm soát Hạ Viện liên bang (một trong hai cấp độ của nhánh Lập Pháp liên bang) nên việc chi tiêu quá nhiều của họ khiến ngân sách của họ bị thâm hụt nặng nề, bởi những thứ như xoá nợ vay sinh viên,... nhưng thay vì huỷ bỏ những thứ chi tiêu phù phiếm đó, họ lại muốn được vay nợ thêm để chi tiêu cho đã (tất nhiên, để được lòng của số đông người nghèo trong việc bỏ phiếu cho họ vào kỳ bầu cử tới). Do đó, họ muốn dùng chiêu bài vỡ nợ để gây áp lực cho quốc hội tăng trần nợ (giới hạn về mức nợ mà chính phủ liên bang có thể vay, hoặc in thêm tiền), vì Hạ Viện lại được kiểm soát bởi đảng Cộng Hoà nên có vẻ điều này cũng khó thành ra việc tung tin về nỗi lo vỡ nợ để đe doạ.
Nếu quốc hội không đồng ý và cho phép vỡ nợ thì thế nào? Theo mình cũng chẳng có nhiều ảnh hưởng lắm. Họ sẽ phải chi tiêu tiết kiệm hơn, không thể in thêm tiền hay phát hành trái phiếu để vay thêm. Mà thiệt hại nhất có lẽ là những người cho họ vay, trong đó có chính phủ Trung Quốc, Nhật Bản, và những người mua trái phiếu chính phủ liên bang. Có thể nhiều sinh viên sẽ không được xoá nợ nữa, người nghèo sẽ phải đi làm để kiếm tiền thay vì được trợ cấp, một số người khuyết tật có lẽ sẽ khó chịu một chút nhưng họ cũng sẽ được các tổ chức nhân đạo, nhà thờ giúp đỡ, còn những người nghèo vì lười thì chắc sẽ phải đi làm thôi.
Nhưng, lúc đầu, có thể sẽ khó khăn một chút vì người cho vay không lấy được tiền, dẫu sao thì đó cũng là tiền tiết kiệm chứ chưa dùng đến. Một số stablecoin hoặc dự án DeFi mua trái phiếu có thể sẽ bị mất peg chút đỉnh. Điều này có thể ảnh hưởng tâm lý của đám đông một thời gian.
Về lâu về dài, mọi chuyện sẽ ổn và những lúc ồn ào, tâm lý xuống lại là cơ hội tốt để mua vào. Quan trọng là làm sao có được dòng tiền ổn định để không gặp khó khăn khi thiếu thanh khoản.
Theo giới truyền thông, tổng thống Biden, trước khi đến Nhật dự hội nghị G7 cũng lớn tiếng cảnh báo khả năng vỡ nợ nếu không được quốc hội nâng trần nợ lên. Rồi trước đó, bộ trưởng tài chính Mỹ là Janet Yellen cũng nhiều lần cảnh báo nguy cơ vỡ nợ cận kề. Nhưng có phải nước Mỹ sắp vỡ nợ?
Thực ra nước Mỹ không thể vỡ nợ, mà nếu có vỡ nợ cũng chỉ là chính phủ Mỹ vỡ nợ, mà chính phủ Mỹ vỡ nợ cũng không có nghĩa là toàn bộ chính phủ Mỹ vỡ nợ, mà chỉ là chính phủ liên bang Mỹ vỡ nợ.... Tại sao lại có chuyện lằng nhằng như vậy? Đó là bởi vì nước Mỹ có các thể chế quản trị được thiết kế khá phi tập trung gần như kiểu blockchain hiện nay.
Chúng ta hãy tìm hiểu chính phủ Mỹ gồm những gì nhé! Trước hết nếu chỉ ở Việt Nam thôi, chúng ta thấy chính phủ như là một thể chế thống nhất từ trên xuống, từ trung ương xuống đến địa phương, đến tổ dân phố và ngõ ngách. Nơi mà trung ương có rất nhiều quyền lực còn ở dưới thì chịu sự chỉ đạo từ cấp trên. Còn ở Mỹ hay nhiều nước có thể chế tự do, và cấu trúc kiểu liên bang thì không như vậy.
Chính phủ Mỹ, (hay Canada cũng tương tự) sẽ có ba cấp độ theo chiều dọc khác nhau nhưng độc lập với nhau, chúng tồn tại bằng 3 loại thuế khác nhau, nên nếu cấp độ này có vỡ nợ cũng chẳng ảnh hưởng nhiều đến những cấp độ còn lại. Ba cấp độ theo chiều dọc đó là Chính Phủ Liên Bang, Chính Phủ Tiểu Bang, và Chính Phủ Thành Phố. Ở Mỹ không có chuyện chính phủ thành phố là cấp dưới của chính phủ tiểu bang, và tiểu bang không phải cấp dưới của liên bang theo suy diễn theo kiểu ở Việt Nam đâu.
Chính phủ liên bang có nhiệm vụ quản lý những vấn đề ở cấp độ liên bang và quốc gia. Ví dụ như chuyện quân sự, ngoại giao, quốc phòng, phát hành tiền tệ. Nó sống dựa vào ngân sách thu được từ tiền thuế liên bang gồm có thuế bán hàng hoá và dịch vụ và thuế thu nhập mức liên bang. Chính phủ cấp bang (hay còn gọi là tiểu bang) quản lý những vấn đề của bang mình, như y tế, quốc phòng, duy trì luật pháp của bang. Ở đây mỗi bang cũng gần giống một quốc gia độc lập có luật pháp riêng, có quốc hội riêng, và tất nhiên họ sống bằng các loại thuế riêng không giống với chính phủ liên bang. Thuế dành cho chính phủ bang là thuế bán hàng hoá dịch vụ, và thuế thu nhập của bang. Trong hoá đơn hàng hoá dịch vụ sẽ có ghi các loại thuế dành cho bang, liên bang, hoặc một số nơi là thành phố. Chính phủ thành phố duy trì cảnh sát của mình (độc lập với các thành phố khác, ví dụ trong phim chúng ta thấy NYPD - tức cảnh sát của TP New York, LAPD là cảnh sát của Los Angeles,...) duy trì những hoạt động xã hội của thành phố như rác thải, vệ sinh, thoát nước, cắt cỏ, xúc tuyết,... Chính phủ thành phố thường sống bằng thuế bất động sản, một số nơi có thể có những loại thuế, phí riêng.
Như ta thấy ở trên, 3 loại theo chiều dọc đó tồn tại độc lập, thằng này vỡ nợ không có nghĩa thằng kia cũng vỡ nợ. Nhưng điều đó chưa phải đầy đủ. Chính phủ nước Mỹ (hay Canada) cũng còn được phân cấp theo chiều ngang nữa, tức là ở mỗi cấp độ lại có sự phân chia. Cụ thể là mỗi cấp sẽ được chia làm 3 nhánh là Lập Pháp (Quốc Hội), Hành Pháp, và Tư Pháp. Lập pháp thì tạo ra luật, còn hành pháp là thực thi luật pháp do lập pháp tạo ra, còn tư pháp là xét xử dựa trên những luật mà do lập pháp tạo ra. Do sự phân chia quyền lực như vậy nên chính phủ không phải là con quái vật khổng lồ có mọi sức mạnh mà chúng bị chia ra và kiểm soát lẫn nhau, chưa kể còn nhiều những cơ chế phân chia có tính chất xã hội như các tổ chức truyền thông, tôn giáo, nhân đạo,... hay các hiệp hội theo ngành nghề, sở thích,...
Cái mà chúng ta thấy thường nói đến chính phủ Mỹ, hay vỡ nợ của chính phủ Mỹ thực chất là vỡ nợ của nhánh hành pháp ở cấp liên bang thôi. Nếu nó bị vỡ nợ, nó có thể không vay được, nhưng nó vẫn không thể chết được vì nó vẫn có nguồn thu thuế đều đặn, mà không phải ở cấp khác nhảy vào cướp mất.
Hiện tại chính phủ hành pháp liên bang Mỹ được kiểm soát bởi đảng Dân Chủ, đảng này thường có tính chất mị dân, tức đề ra những hoạt động và chính sách vuốt ve người nghèo để được ủng hộ bởi số phiếu đông đảo của họ. Hiện tại, đảng Dân Chủ mất quyền kiểm soát Hạ Viện liên bang (một trong hai cấp độ của nhánh Lập Pháp liên bang) nên việc chi tiêu quá nhiều của họ khiến ngân sách của họ bị thâm hụt nặng nề, bởi những thứ như xoá nợ vay sinh viên,... nhưng thay vì huỷ bỏ những thứ chi tiêu phù phiếm đó, họ lại muốn được vay nợ thêm để chi tiêu cho đã (tất nhiên, để được lòng của số đông người nghèo trong việc bỏ phiếu cho họ vào kỳ bầu cử tới). Do đó, họ muốn dùng chiêu bài vỡ nợ để gây áp lực cho quốc hội tăng trần nợ (giới hạn về mức nợ mà chính phủ liên bang có thể vay, hoặc in thêm tiền), vì Hạ Viện lại được kiểm soát bởi đảng Cộng Hoà nên có vẻ điều này cũng khó thành ra việc tung tin về nỗi lo vỡ nợ để đe doạ.
Nếu quốc hội không đồng ý và cho phép vỡ nợ thì thế nào? Theo mình cũng chẳng có nhiều ảnh hưởng lắm. Họ sẽ phải chi tiêu tiết kiệm hơn, không thể in thêm tiền hay phát hành trái phiếu để vay thêm. Mà thiệt hại nhất có lẽ là những người cho họ vay, trong đó có chính phủ Trung Quốc, Nhật Bản, và những người mua trái phiếu chính phủ liên bang. Có thể nhiều sinh viên sẽ không được xoá nợ nữa, người nghèo sẽ phải đi làm để kiếm tiền thay vì được trợ cấp, một số người khuyết tật có lẽ sẽ khó chịu một chút nhưng họ cũng sẽ được các tổ chức nhân đạo, nhà thờ giúp đỡ, còn những người nghèo vì lười thì chắc sẽ phải đi làm thôi.
Nhưng, lúc đầu, có thể sẽ khó khăn một chút vì người cho vay không lấy được tiền, dẫu sao thì đó cũng là tiền tiết kiệm chứ chưa dùng đến. Một số stablecoin hoặc dự án DeFi mua trái phiếu có thể sẽ bị mất peg chút đỉnh. Điều này có thể ảnh hưởng tâm lý của đám đông một thời gian.
Về lâu về dài, mọi chuyện sẽ ổn và những lúc ồn ào, tâm lý xuống lại là cơ hội tốt để mua vào. Quan trọng là làm sao có được dòng tiền ổn định để không gặp khó khăn khi thiếu thanh khoản.