Mình viết bài này là về cách một hệ sinh thái phát triển cộng đồng và những tương tác quan trọng của nó chứ không phải viết về những đấu đá chính trị dành quyền lực của đảng Cộng Sản. Tuy nhiên, việc đưa ra một số ví dụ liên quan đến lịch sử, chính trị, và kinh doanh có thể sẽ là những minh hoạ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cuộc đua phát triển hệ sinh thái. Vì thực chất, cuộc đua của các hệ sinh thái cũng giống như cuộc đua của các đảng phái chính trị hoặc các quốc gia.
Nói đến cụm từ “củi tươi cũng cháy” chúng ta có thể liên tưởng đến tuyên bố của một chính trị gia trong cuộc chiến phe phái nhằm chiếm quyền lực độc tôn trong hệ thống chính trị ở Việt Nam thời gian qua. Tuy nhiên, ý nghĩa của bài viết này hoàn toàn khác. Nó bàn luận nhiều đến cách mà một hệ sinh thái lôi kéo cộng đồng để thu hút những người dùng (người tạo giá trị — producers, và người sử dụng giá trị — consumers) và loại bỏ các yếu tố cản trở sự phát triển của nó.
Không giống như mô hình dạng ống của các doanh nghiệp truyền thống. Mô hình kinh doanh platform không phải là cách một doanh nghiệp tự thao túng toàn bộ mà nó dựa vào cộng đồng để cùng phát triển. Đối với các dự án blockchain, doanh nghiệp khởi xướng hay nhóm nòng cột (thường gọi với cái tên là Core Team, Dev Team, hay ngắn gọn là Team) thường chỉ đóng vai trò khởi xướng, tạo xúc tác để cộng đồng phát triển. Nó xây dựng các quy tắc và đưa chúng thành thuật toán để sau đó giao cho cộng đồng. Nó cũng phối hợp với cộng đồng để tinh chỉnh các quy tắc đó để hệ sinh thái phát triển một cách tự nhiên và lành mạnh, chống chịu được những tác động tiêu cực.
Để hiểu phát triển cộng đồng chúng ta thử tìm cách vui vẻ hơn, đó là nhóm một đám lửa, vì nhóm lửa chắc chúng ta ai cũng biết hoặc dễ hình dung ra. Cách dễ nhất để nhóm lửa đó là đổ vào đó ít xăng, dầu rồi châm lửa, hay có vài thanh củi khô lớn đang cháy mạnh làm mồi. Đây cũng là cách các doanh nghiệp lớn, hoặc những người có tầm ảnh hưởng cộng đồng làm để phát triển hệ sinh thái của mình. Nếu ai hay theo dõi các sự kiện công nghệ, chúng ta có thể thấy đây là cách ưa thích của Apple, Google tạo dựng hệ sinh thái của mình. Lúc đầu khi Steve Jobs mới trở lại Apple, ông tìm cách quyến rũ Microsoft để có được sự ủng hộ từ công ty này, điều này kích thích truyền thông đưa tin và nhờ đó hệ sinh thái của Apple phát triển trở lại cùng với sự trở về của Steve. Các chính trị gia cũng vậy, họ thường dựa vào sự ủng hộ của các thế lực nước ngoài. Thế nhưng, cách áp dụng này đôi khi tốn kém và phải trả giá rất đắt đỏ. Càng ngày cộng đồng càng có nhu cầu cao về sự độc lập và sự thao túng của những thế lực lớn có thể cản trở sự phát triển lành mạnh và lâu dài của cả một hệ sinh thái.
Một cách thứ hai để nhóm lửa, chắc chúng ta cũng đều biết đó là nhóm cho những thứ dễ cháy trước. Ví dụ chúng ta nhóm lá cho lá khô cháy trước rồi dùng nó để đốt những cành cây nhỏ, rồi sau đó mới đưa vào những thanh củi lớn. Cách nhóm lửa này không cần đổ dầu, không cần mồi lửa lớn. Cách này ít tốn kém hơn, ít phụ thuộc hơn nhưng cũng khó cháy hơn và dễ tắt hơn trong giai đoạn đầu. Nếu chúng ta nhóm lửa mà hơi thiếu kiên nhẫn, đó là đưa vào các thanh củi to, chưa chắc củi to đã kịp bắt lửa khi lá khô vừa cháy hết. Nhưng nếu kiên nhẫn hơn, nhóm lá trước và cho những cành khô nhỏ vào rồi khi cháy to thì mới cho củi to dần cho đến khi đủ mạnh mới cho củi lớn, thậm chí cả củi tươi thì đám cháy vẫn cháy mạnh.
Cách thứ hai này cũng là cách mà một dự án platform với ngân sách hạn chế cũng có thể phát triển cộng đồng. Mình cũng đã làm vậy khi phát triển cộng đồng Lamchame.com trước đây khi mà mình chỉ dành có $7.5 để đầu tư cho nó. Bắt đầu với các thành viên thông thường mà không cần tẩm xăng, không có mồi lửa lớn. Nhưng khi cộng đồng bắt đầu hình thành, những củi lớn hơn được đưa vào để làm cho lửa đượm hơn để củi to cũng cháy, đó là những người bán hàng. Vì sức hấp dẫn của người dùng đông đảo, người bán hàng có lợi khi tham gia, và khi những người bán hàng, những người dùng thông thường đông thì nó mới đủ hấp dẫn những doanh nghiệp, tức là củi to, hoặc củi tươi cũng “bắt lửa”. Nhờ đó, ở thời kỳ đỉnh cao, lamchame.com thu hút hàng triệu lượt truy cập mỗi ngày mà công ty hầu như không đầu tư gì đáng kể để cho việc thu hút cộng đồng. Chính lá cây và củi nhỏ đã làm khô và bắt lửa củi lớn, chính củi lớn lại giữ cho đám lửa cháy mạnh khi có lá tươi hoặc gió mạnh thổi vào.
Giờ lại nói đến các hệ sinh thái blockchain. Hầu hết các hệ sinh thái blockchain đều phát triển theo dạng platform, dù nó là những platform đơn giản như những dự án Defi, cho đến những hệ sinh thái phức tạp hơn như Polkadot, Ethereum, hay Dfinity.
Chúng ta dễ thấy thời gian ban đầu của Ethereum, nó tiếp cận nhiều đến những người dùng đơn lẻ là các thợ mỏ, những lập trình viên cá nhân hơn là những công ty lớn. Nhưng sau đó, với cộng đồng đông đảo và hấp dẫn, nó dần thu hút những doanh nhân muốn dựa vào hệ sinh thái này để tạo ra những cuộc gây quỹ ICO. Rồi sau đó chúng ta mới thấy các dự án lớn, công ty lớn tham gia hệ sinh thái này. Giờ đây đám lửa Ethereum có đủ cả củi to là các công ty hay dự án lớn như Uniswap, Compound, Save…, hay củi nhỏ như các dự án mới kiểu như Decentral Games, Dhedge,… đến những tổ chức tài chính lớn. Còn củi nhỏ thì rất nhiều các lập trình viên cá nhân, các dự án khởi nghiệp. Còn lá khô là những người dùng thông thường… Như vậy với hệ sinh thái như Ethereum thì nó như đám lửa có đủ cả lá khô, cành nhỏ, củi to. Do đó cho nên, dù có cho củi tươi tức là những dự án rất dài hơi vào thì nó cũng cháy. Còn như những hệ sinh thái mới hơn nó không nên tốn quá nhiều tiền để tẩm xăng (kinh phí marketing khủng), hoặc củi mồi lớn (dự án lớn tham gia ngay từ đầu). Thay vào đó, nó tìm cách thu hút người dùng, thu hút những lập trình viên đơn lẻ, rồi những nhóm khởi nghiệp nho nhỏ rồi mới tiếp cận những dự án lớn hơn.
Tuỳ từng mức độ của các dự án blockchain mà các dự án đó có cần những củi to hay không. Thường hầu hết các dự án đơn giản thì chỉ cần lá khô, tức người dùng nhiệt tình và các cành nhỏ, tức là những người dùng có tạo thêm giá trị. Ví dụ, dHedge là một dự án defi cở nhỏ. Nó chỉ cần thu hút người dùng, và những người dùng tạo giá trị (producers) là nhà đầu tư quản lý quỹ trên hệ sinh thái của nó. Nhưng các hệ sinh thái phức tạp hơn như Polkadot hay Dfinity thì nó cần phải thu hút rất nhiều các loại người dùng. Từ người dùng thông thường, tương đương với các lá khô dễ bắt lửa, đến người dùng tạo giá trị như các lập trình viên, người chạy validator, là những cành nhỏ, rồi đến những người dùng lớn tương đương với khúc củi to, như các dự án cỡ vừa và cỡ lớn…. Hiện tại Polkadot đã thu hút rất tốt người dùng, thu hút khá tốt với các loại cành nhỏ. Vì có rất nhiều dự án nhỏ đang phát triển trên nó. Với các cành nhỏ, sẽ có nhiều cái cháy rất nhanh và nhanh tắt, hay tương đương với nhiều dự án sớm tàn. Nhưng dần dần, nó phải thu hút những dự án chất lượng lâu hơn để giữ lửa cho cộng đồng là những lá khô. Lá khô nhanh bắt lửa nhưng rất nhanh tàn nếu không có nguồn giữ lửa lâu hơn. Nếu các dự án nhỏ mà thất bại hết thì sẽ không có lửa để giữ lửa cho những đám lá được thêm vào và giữ lửa để cho củi lớn bắt lửa. Vì thường những dự án chất lượng và dài hơi thì sẽ lâu có kết quả hơn, nó giống như củi to khó bắt lửa hơn. Bởi vậy, hệ sinh thái như Polkadot, phải làm sao thu hút được nhiều dự án nhỏ và giữ cho nhiều dự án nhỏ đó thành công dài hơn.
Cơ chế đấu giá parachain giúp cho những dự án nhỏ thu hút được crowdloan để giúp nó được định giá coin cao hơn, bởi vậy những dự án đó có thêm kinh phí hoạt động dài hơn. Cho dù sẽ không có nhiều dự án thành công, nhưng việc giữ cho các dự án đó được kéo dài sẽ tạo hưng phấn cho cộng đồng để rồi tạo sức hút cho những dự án lớn. Chúng ta có thể thấy chưa có dự án lớn thực sự bắt lửa trên hệ sinh thái của Polkadot. Chưa có cái nào như Aave, Uniswap,… trên Polkadot. Nhưng có thể thấy cành to hơn như Enjin, Compound Chain (cái này chưa chắc nó đã trở thành parachain),… đang đến với hệ sinh thái Polkadot.
Dfinity có vẻ như là một đám lửa được bơm xăng bằng màn ra mắt rất ấn tượng, nhưng có vẻ chưa có nhiều củi nhỏ, bén lửa, trong khi lá khô cũng có vẻ chưa có nhiều. Tuy vậy, chúng ta vẫn chỉ đang ở giai đoạn tương đối sớm nên có lẽ sẽ cần nhiều thời gian hơn để xem xét.
Những hệ sinh thái hoàn toàn mới như kiểu Polkadot và Dfinity thì tốc độ bắt lửa sẽ lâu hơn rất nhiều so với các hệ sinh thái nhỏ hơn như Solana, Avalanche,… hay các hệ sinh thái như Layer 2 scaling như Polygon, Starkware,… hoặc các hệ sinh thái Defi. Nhưng một khi nó đã bùng lên, nó sẽ là những đám lửa lớn kiểu như cách mà Ethereum đã đạt được.
(Bài mình đã đăng trên Medium năm 2021, nhưng giờ rút xuống và đăng lại ở đây)
Nói đến cụm từ “củi tươi cũng cháy” chúng ta có thể liên tưởng đến tuyên bố của một chính trị gia trong cuộc chiến phe phái nhằm chiếm quyền lực độc tôn trong hệ thống chính trị ở Việt Nam thời gian qua. Tuy nhiên, ý nghĩa của bài viết này hoàn toàn khác. Nó bàn luận nhiều đến cách mà một hệ sinh thái lôi kéo cộng đồng để thu hút những người dùng (người tạo giá trị — producers, và người sử dụng giá trị — consumers) và loại bỏ các yếu tố cản trở sự phát triển của nó.
Không giống như mô hình dạng ống của các doanh nghiệp truyền thống. Mô hình kinh doanh platform không phải là cách một doanh nghiệp tự thao túng toàn bộ mà nó dựa vào cộng đồng để cùng phát triển. Đối với các dự án blockchain, doanh nghiệp khởi xướng hay nhóm nòng cột (thường gọi với cái tên là Core Team, Dev Team, hay ngắn gọn là Team) thường chỉ đóng vai trò khởi xướng, tạo xúc tác để cộng đồng phát triển. Nó xây dựng các quy tắc và đưa chúng thành thuật toán để sau đó giao cho cộng đồng. Nó cũng phối hợp với cộng đồng để tinh chỉnh các quy tắc đó để hệ sinh thái phát triển một cách tự nhiên và lành mạnh, chống chịu được những tác động tiêu cực.
Để hiểu phát triển cộng đồng chúng ta thử tìm cách vui vẻ hơn, đó là nhóm một đám lửa, vì nhóm lửa chắc chúng ta ai cũng biết hoặc dễ hình dung ra. Cách dễ nhất để nhóm lửa đó là đổ vào đó ít xăng, dầu rồi châm lửa, hay có vài thanh củi khô lớn đang cháy mạnh làm mồi. Đây cũng là cách các doanh nghiệp lớn, hoặc những người có tầm ảnh hưởng cộng đồng làm để phát triển hệ sinh thái của mình. Nếu ai hay theo dõi các sự kiện công nghệ, chúng ta có thể thấy đây là cách ưa thích của Apple, Google tạo dựng hệ sinh thái của mình. Lúc đầu khi Steve Jobs mới trở lại Apple, ông tìm cách quyến rũ Microsoft để có được sự ủng hộ từ công ty này, điều này kích thích truyền thông đưa tin và nhờ đó hệ sinh thái của Apple phát triển trở lại cùng với sự trở về của Steve. Các chính trị gia cũng vậy, họ thường dựa vào sự ủng hộ của các thế lực nước ngoài. Thế nhưng, cách áp dụng này đôi khi tốn kém và phải trả giá rất đắt đỏ. Càng ngày cộng đồng càng có nhu cầu cao về sự độc lập và sự thao túng của những thế lực lớn có thể cản trở sự phát triển lành mạnh và lâu dài của cả một hệ sinh thái.
Một cách thứ hai để nhóm lửa, chắc chúng ta cũng đều biết đó là nhóm cho những thứ dễ cháy trước. Ví dụ chúng ta nhóm lá cho lá khô cháy trước rồi dùng nó để đốt những cành cây nhỏ, rồi sau đó mới đưa vào những thanh củi lớn. Cách nhóm lửa này không cần đổ dầu, không cần mồi lửa lớn. Cách này ít tốn kém hơn, ít phụ thuộc hơn nhưng cũng khó cháy hơn và dễ tắt hơn trong giai đoạn đầu. Nếu chúng ta nhóm lửa mà hơi thiếu kiên nhẫn, đó là đưa vào các thanh củi to, chưa chắc củi to đã kịp bắt lửa khi lá khô vừa cháy hết. Nhưng nếu kiên nhẫn hơn, nhóm lá trước và cho những cành khô nhỏ vào rồi khi cháy to thì mới cho củi to dần cho đến khi đủ mạnh mới cho củi lớn, thậm chí cả củi tươi thì đám cháy vẫn cháy mạnh.
Cách thứ hai này cũng là cách mà một dự án platform với ngân sách hạn chế cũng có thể phát triển cộng đồng. Mình cũng đã làm vậy khi phát triển cộng đồng Lamchame.com trước đây khi mà mình chỉ dành có $7.5 để đầu tư cho nó. Bắt đầu với các thành viên thông thường mà không cần tẩm xăng, không có mồi lửa lớn. Nhưng khi cộng đồng bắt đầu hình thành, những củi lớn hơn được đưa vào để làm cho lửa đượm hơn để củi to cũng cháy, đó là những người bán hàng. Vì sức hấp dẫn của người dùng đông đảo, người bán hàng có lợi khi tham gia, và khi những người bán hàng, những người dùng thông thường đông thì nó mới đủ hấp dẫn những doanh nghiệp, tức là củi to, hoặc củi tươi cũng “bắt lửa”. Nhờ đó, ở thời kỳ đỉnh cao, lamchame.com thu hút hàng triệu lượt truy cập mỗi ngày mà công ty hầu như không đầu tư gì đáng kể để cho việc thu hút cộng đồng. Chính lá cây và củi nhỏ đã làm khô và bắt lửa củi lớn, chính củi lớn lại giữ cho đám lửa cháy mạnh khi có lá tươi hoặc gió mạnh thổi vào.
Giờ lại nói đến các hệ sinh thái blockchain. Hầu hết các hệ sinh thái blockchain đều phát triển theo dạng platform, dù nó là những platform đơn giản như những dự án Defi, cho đến những hệ sinh thái phức tạp hơn như Polkadot, Ethereum, hay Dfinity.
Chúng ta dễ thấy thời gian ban đầu của Ethereum, nó tiếp cận nhiều đến những người dùng đơn lẻ là các thợ mỏ, những lập trình viên cá nhân hơn là những công ty lớn. Nhưng sau đó, với cộng đồng đông đảo và hấp dẫn, nó dần thu hút những doanh nhân muốn dựa vào hệ sinh thái này để tạo ra những cuộc gây quỹ ICO. Rồi sau đó chúng ta mới thấy các dự án lớn, công ty lớn tham gia hệ sinh thái này. Giờ đây đám lửa Ethereum có đủ cả củi to là các công ty hay dự án lớn như Uniswap, Compound, Save…, hay củi nhỏ như các dự án mới kiểu như Decentral Games, Dhedge,… đến những tổ chức tài chính lớn. Còn củi nhỏ thì rất nhiều các lập trình viên cá nhân, các dự án khởi nghiệp. Còn lá khô là những người dùng thông thường… Như vậy với hệ sinh thái như Ethereum thì nó như đám lửa có đủ cả lá khô, cành nhỏ, củi to. Do đó cho nên, dù có cho củi tươi tức là những dự án rất dài hơi vào thì nó cũng cháy. Còn như những hệ sinh thái mới hơn nó không nên tốn quá nhiều tiền để tẩm xăng (kinh phí marketing khủng), hoặc củi mồi lớn (dự án lớn tham gia ngay từ đầu). Thay vào đó, nó tìm cách thu hút người dùng, thu hút những lập trình viên đơn lẻ, rồi những nhóm khởi nghiệp nho nhỏ rồi mới tiếp cận những dự án lớn hơn.
Tuỳ từng mức độ của các dự án blockchain mà các dự án đó có cần những củi to hay không. Thường hầu hết các dự án đơn giản thì chỉ cần lá khô, tức người dùng nhiệt tình và các cành nhỏ, tức là những người dùng có tạo thêm giá trị. Ví dụ, dHedge là một dự án defi cở nhỏ. Nó chỉ cần thu hút người dùng, và những người dùng tạo giá trị (producers) là nhà đầu tư quản lý quỹ trên hệ sinh thái của nó. Nhưng các hệ sinh thái phức tạp hơn như Polkadot hay Dfinity thì nó cần phải thu hút rất nhiều các loại người dùng. Từ người dùng thông thường, tương đương với các lá khô dễ bắt lửa, đến người dùng tạo giá trị như các lập trình viên, người chạy validator, là những cành nhỏ, rồi đến những người dùng lớn tương đương với khúc củi to, như các dự án cỡ vừa và cỡ lớn…. Hiện tại Polkadot đã thu hút rất tốt người dùng, thu hút khá tốt với các loại cành nhỏ. Vì có rất nhiều dự án nhỏ đang phát triển trên nó. Với các cành nhỏ, sẽ có nhiều cái cháy rất nhanh và nhanh tắt, hay tương đương với nhiều dự án sớm tàn. Nhưng dần dần, nó phải thu hút những dự án chất lượng lâu hơn để giữ lửa cho cộng đồng là những lá khô. Lá khô nhanh bắt lửa nhưng rất nhanh tàn nếu không có nguồn giữ lửa lâu hơn. Nếu các dự án nhỏ mà thất bại hết thì sẽ không có lửa để giữ lửa cho những đám lá được thêm vào và giữ lửa để cho củi lớn bắt lửa. Vì thường những dự án chất lượng và dài hơi thì sẽ lâu có kết quả hơn, nó giống như củi to khó bắt lửa hơn. Bởi vậy, hệ sinh thái như Polkadot, phải làm sao thu hút được nhiều dự án nhỏ và giữ cho nhiều dự án nhỏ đó thành công dài hơn.
Cơ chế đấu giá parachain giúp cho những dự án nhỏ thu hút được crowdloan để giúp nó được định giá coin cao hơn, bởi vậy những dự án đó có thêm kinh phí hoạt động dài hơn. Cho dù sẽ không có nhiều dự án thành công, nhưng việc giữ cho các dự án đó được kéo dài sẽ tạo hưng phấn cho cộng đồng để rồi tạo sức hút cho những dự án lớn. Chúng ta có thể thấy chưa có dự án lớn thực sự bắt lửa trên hệ sinh thái của Polkadot. Chưa có cái nào như Aave, Uniswap,… trên Polkadot. Nhưng có thể thấy cành to hơn như Enjin, Compound Chain (cái này chưa chắc nó đã trở thành parachain),… đang đến với hệ sinh thái Polkadot.
Dfinity có vẻ như là một đám lửa được bơm xăng bằng màn ra mắt rất ấn tượng, nhưng có vẻ chưa có nhiều củi nhỏ, bén lửa, trong khi lá khô cũng có vẻ chưa có nhiều. Tuy vậy, chúng ta vẫn chỉ đang ở giai đoạn tương đối sớm nên có lẽ sẽ cần nhiều thời gian hơn để xem xét.
Những hệ sinh thái hoàn toàn mới như kiểu Polkadot và Dfinity thì tốc độ bắt lửa sẽ lâu hơn rất nhiều so với các hệ sinh thái nhỏ hơn như Solana, Avalanche,… hay các hệ sinh thái như Layer 2 scaling như Polygon, Starkware,… hoặc các hệ sinh thái Defi. Nhưng một khi nó đã bùng lên, nó sẽ là những đám lửa lớn kiểu như cách mà Ethereum đã đạt được.
(Bài mình đã đăng trên Medium năm 2021, nhưng giờ rút xuống và đăng lại ở đây)