Có một câu danh ngôn khuyết danh phỏng theo câu nói của George Bernard Shaw đại ý là Người thất bại không thể thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh, người bình thường thì có thể thay đổi theo hoàn cảnh, còn người phi thường thì bắt hoàn cảnh phải thích nghi với ý chí của mình, và thế giới có được như ngày nay không nhờ người thất bại hay người bình thường mà nhờ ở người phi thường.
Khi thế giới cần có các chính phủ, có các ngân hàng, các tổ chức tài chính để đảm bảo giữ cho số tiền mà bạn làm lụng vất vả và dành dụm suốt cuộc đời thì có một gã vô danh lây biệt hiệu là Satoshi Nakamoto năm 2008 đã xuất bản một bài viết về thiết kế một loại tiền kỹ thuật số rồi năm 2009 gã ra mắt loại tiền đó và bản thân nó cũng vừa là hệ thống thanh toán mà người dùng sử dụng nó thì chẳng cần phải tin tưởng ai, kể cả chính phủ hay ngân hàng, cũng chẳng cần có tài sản gì đảm bảo. Và, tất nhiên, cũng như với những thứ quá mới thì hầu hết mọi người cho rằng vô lý, thằng này phản động, định phá hoại chính phủ, phá hoại niềm tin công chúng… và một số thì cũng nghi hoặc, rồi thì bỏ quên. Nhưng rồi, đúng thế, gã phi thường Satoshi lại bắt cả thế giới phải đuổi theo đồng tiền của gã. Từ không khí, gã biến những con số trên máy tính thành những tài sản có giá trị khổng lồ. Một đồng tiền ảo của gã giờ có giá hơn 60 ngàn đô la, tức là khoảng một tỷ rưỡi đồng Việt Nam, còn tổng những đồng tiền ảo mà gã biến ra từ không khí và nhờ máy tính giờ có trị giá đến trên một ngàn tỷ đô la, mà tổng sản phẩm của cả nước Việt Nam làm ra trong một năm là bao nhiêu nhỉ? Có lẽ cũng không hơn cái con số khổng lồ kia.
Giờ đây những ai nghi hoặc thì vẫn còn nghi hoặc, những kẻ chê bai thì vẫn cứ chê bai… và cũng có không ít người lợi dụng để lừa đảo… và tất nhiên rất nhiều người đã nhận ra cái hay của ý tưởng của Satoshi và đang nỗ lực cải tiến nó, đầu tư cho nó, và tất nhiên, cũng kiếm được lợi nhuận từ đó. Những người học theo Satoshi cũng nhiều, rất nhiều ý tưởng cải tiến và đến nay, công nghệ blockchain mà ban đầu Satoshi tạo đồng tiền số đã trở thành nền tảng của rất nhiều công nghệ hay ho như DeFi (tài chính phi tập trung), NFT (một loại thẻ/xu không phân chia được), DAO (tổ chức tự quản phi tập trung),… và vô vàn những điều nghe như truyện viễn tưởng khác nữa. Cho đến nay, có lẽ đã có tới hàng ngàn, hàng chục ngàn những coin, token tương tự như Bitcoin, và không ít trong số đó có giá trị và có tiềm năng hứa hẹn những giá trị thực tế và tất nhiên, nhiều thứ trong số đó không có gì khác ngoài copy và đổi tên, hoặc tô vẽ đôi chút… và họ cũng vẫn đều hầu hết là thành công. Lượng tiền đổ vào nền kinh tế crypto ngày một nhiều, nhiều đến nỗi, những lập trình viên, thay vì ngồi nghĩ thuật toán cải tiến kỹ thuật thì giờ đã trở thành những nhà đầu tư. Họ kiếm tiền từ việc đầu tư còn nhiều hơn là làm kỹ thuật. Nhiều người thì kết hợp kỹ thuật theo kiểu ảo thuật nữa.
Có quá nhiều nhà đầu tư, nhiều quỹ đầu tư mở ra mỗi ngày và cũng có quá nhiều dự án hấp dẫn với hứa hẹn cao siêu, với những thiết kế token phức tạp và tinh vi. Để hiểu nó, để phân tích và đánh giá tiềm năng thực sự của dự án đó, bạn cần có những kiến thức về công nghệ để hiểu bài toán họ định làm, hiểu về kinh tế, tâm lý, xã hội học để đánh giá xem liệu những động lực của các thiết kế thuật toán có thu hút được cộng đồng, rồi bạn cũng cần có kinh nghiệm kinh doanh để đánh giá xem liệu đội nhóm với những nhân sự như vậy có thể hoàn thành được những mục tiêu như vậy không, nếu thiếu thì ai có thể làm gì để giúp,… Nhưng nhiều dự án quá, nhiều cơ hội quá mà thời gian thì nó không dãn ra được, vẫn chỉ 24 giờ mỗi ngày, và nhân tài thì ai ai cũng mải đầu tư, còn đâu thời gian mà nghiên cứu tìm hiểu cho chậm. Giờ đây hiệu ứng đám đông lại bắt đầu nổi lên.
Những nhà đầu tư thì theo đám đông đã đành. Những người làm dự án cũng chạy theo đám đông. À, play to earn thành công, GameFi thành công, thì ta làm cái đó. Quỹ lớn cũng có quá nhiều dự án nên nghĩ, Facebook đổi tên thành Meta thì ta đầu tư vào metaverse,… để đón đầu xu thế… Các quỹ nhỏ thì, thôi nghĩ làm gì, quỹ lớn đầu tư vào đâu ta đầu tư vào đó. Rồi đến các nhà đầu tư cá nhân cũng lại chạy theo các quỹ.
Rồi, nghĩ lại, có vẻ gì đó rủi ro, chúng ta phân bổ lại, chia nhỏ ra để đầu tư mỗi chỗ một ít để nếu có cái thất bại thì không thất bại cả. Không bỏ tất cả trứng vào một rổ làm sao mà thất bại!!! Ít nhất thì cũng có một cái thắng nếu nhiều cái thua!! Hơn nữa theo đám đông thì ít nhất mình thua thì cũng không đến nỗi tệ vì được an ủi rằng gần như tất cả mọi người đều thua cơ mà.
Kiểu này giống chơi gì? Giống chơi số đề mà mua nhiều số đúng không? Nếu chơi đề mà mình mua 100 số thì ít nhất cũng trúng 1, thì khi trúng nhân 70 lần. Nhưng mà mua tận 100 nên tính ra vẫn lỗ.
Đành rằng có thể theo chân các quỹ lớn. Nhưng mà ai mà biết được các quỹ lớn đầu tư thế nào. Đôi khi có dự án họ đầu tư nghiêm túc và đầu tư rất lớn, nhưng có dự án họ lại chỉ đầu tư rất ít hoặc chỉ bán thương hiệu vì các dự án biết rằng những nhà đầu tư nổi tiếng, những nhân vật nổi tiếng sẽ có nhiều người đi theo nên họ có thể để dành ra một phần và không cần các quỹ ấy, các nhân vật ấy xuống tiền mà chỉ cần cho thuê thương hiệu đã là một phần của đầu tư rồi.
Warren Buffett có phương châm rất tập trung. Ông cho rằng mỗi người chỉ cần đầu tư không quá 20 lần trong đời nhưng mỗi lần đều tập trung để dồn nguồn vốn lớn, và để tránh bị chọn sai thì chỉ có cách nghiên cứu thật kỹ.
(Bài mình đã đăng trên Medium năm 2021, nhưng giờ rút xuống và đăng lại ở đây)
Khi thế giới cần có các chính phủ, có các ngân hàng, các tổ chức tài chính để đảm bảo giữ cho số tiền mà bạn làm lụng vất vả và dành dụm suốt cuộc đời thì có một gã vô danh lây biệt hiệu là Satoshi Nakamoto năm 2008 đã xuất bản một bài viết về thiết kế một loại tiền kỹ thuật số rồi năm 2009 gã ra mắt loại tiền đó và bản thân nó cũng vừa là hệ thống thanh toán mà người dùng sử dụng nó thì chẳng cần phải tin tưởng ai, kể cả chính phủ hay ngân hàng, cũng chẳng cần có tài sản gì đảm bảo. Và, tất nhiên, cũng như với những thứ quá mới thì hầu hết mọi người cho rằng vô lý, thằng này phản động, định phá hoại chính phủ, phá hoại niềm tin công chúng… và một số thì cũng nghi hoặc, rồi thì bỏ quên. Nhưng rồi, đúng thế, gã phi thường Satoshi lại bắt cả thế giới phải đuổi theo đồng tiền của gã. Từ không khí, gã biến những con số trên máy tính thành những tài sản có giá trị khổng lồ. Một đồng tiền ảo của gã giờ có giá hơn 60 ngàn đô la, tức là khoảng một tỷ rưỡi đồng Việt Nam, còn tổng những đồng tiền ảo mà gã biến ra từ không khí và nhờ máy tính giờ có trị giá đến trên một ngàn tỷ đô la, mà tổng sản phẩm của cả nước Việt Nam làm ra trong một năm là bao nhiêu nhỉ? Có lẽ cũng không hơn cái con số khổng lồ kia.
Giờ đây những ai nghi hoặc thì vẫn còn nghi hoặc, những kẻ chê bai thì vẫn cứ chê bai… và cũng có không ít người lợi dụng để lừa đảo… và tất nhiên rất nhiều người đã nhận ra cái hay của ý tưởng của Satoshi và đang nỗ lực cải tiến nó, đầu tư cho nó, và tất nhiên, cũng kiếm được lợi nhuận từ đó. Những người học theo Satoshi cũng nhiều, rất nhiều ý tưởng cải tiến và đến nay, công nghệ blockchain mà ban đầu Satoshi tạo đồng tiền số đã trở thành nền tảng của rất nhiều công nghệ hay ho như DeFi (tài chính phi tập trung), NFT (một loại thẻ/xu không phân chia được), DAO (tổ chức tự quản phi tập trung),… và vô vàn những điều nghe như truyện viễn tưởng khác nữa. Cho đến nay, có lẽ đã có tới hàng ngàn, hàng chục ngàn những coin, token tương tự như Bitcoin, và không ít trong số đó có giá trị và có tiềm năng hứa hẹn những giá trị thực tế và tất nhiên, nhiều thứ trong số đó không có gì khác ngoài copy và đổi tên, hoặc tô vẽ đôi chút… và họ cũng vẫn đều hầu hết là thành công. Lượng tiền đổ vào nền kinh tế crypto ngày một nhiều, nhiều đến nỗi, những lập trình viên, thay vì ngồi nghĩ thuật toán cải tiến kỹ thuật thì giờ đã trở thành những nhà đầu tư. Họ kiếm tiền từ việc đầu tư còn nhiều hơn là làm kỹ thuật. Nhiều người thì kết hợp kỹ thuật theo kiểu ảo thuật nữa.
Có quá nhiều nhà đầu tư, nhiều quỹ đầu tư mở ra mỗi ngày và cũng có quá nhiều dự án hấp dẫn với hứa hẹn cao siêu, với những thiết kế token phức tạp và tinh vi. Để hiểu nó, để phân tích và đánh giá tiềm năng thực sự của dự án đó, bạn cần có những kiến thức về công nghệ để hiểu bài toán họ định làm, hiểu về kinh tế, tâm lý, xã hội học để đánh giá xem liệu những động lực của các thiết kế thuật toán có thu hút được cộng đồng, rồi bạn cũng cần có kinh nghiệm kinh doanh để đánh giá xem liệu đội nhóm với những nhân sự như vậy có thể hoàn thành được những mục tiêu như vậy không, nếu thiếu thì ai có thể làm gì để giúp,… Nhưng nhiều dự án quá, nhiều cơ hội quá mà thời gian thì nó không dãn ra được, vẫn chỉ 24 giờ mỗi ngày, và nhân tài thì ai ai cũng mải đầu tư, còn đâu thời gian mà nghiên cứu tìm hiểu cho chậm. Giờ đây hiệu ứng đám đông lại bắt đầu nổi lên.
Những nhà đầu tư thì theo đám đông đã đành. Những người làm dự án cũng chạy theo đám đông. À, play to earn thành công, GameFi thành công, thì ta làm cái đó. Quỹ lớn cũng có quá nhiều dự án nên nghĩ, Facebook đổi tên thành Meta thì ta đầu tư vào metaverse,… để đón đầu xu thế… Các quỹ nhỏ thì, thôi nghĩ làm gì, quỹ lớn đầu tư vào đâu ta đầu tư vào đó. Rồi đến các nhà đầu tư cá nhân cũng lại chạy theo các quỹ.
Rồi, nghĩ lại, có vẻ gì đó rủi ro, chúng ta phân bổ lại, chia nhỏ ra để đầu tư mỗi chỗ một ít để nếu có cái thất bại thì không thất bại cả. Không bỏ tất cả trứng vào một rổ làm sao mà thất bại!!! Ít nhất thì cũng có một cái thắng nếu nhiều cái thua!! Hơn nữa theo đám đông thì ít nhất mình thua thì cũng không đến nỗi tệ vì được an ủi rằng gần như tất cả mọi người đều thua cơ mà.
Kiểu này giống chơi gì? Giống chơi số đề mà mua nhiều số đúng không? Nếu chơi đề mà mình mua 100 số thì ít nhất cũng trúng 1, thì khi trúng nhân 70 lần. Nhưng mà mua tận 100 nên tính ra vẫn lỗ.
Đành rằng có thể theo chân các quỹ lớn. Nhưng mà ai mà biết được các quỹ lớn đầu tư thế nào. Đôi khi có dự án họ đầu tư nghiêm túc và đầu tư rất lớn, nhưng có dự án họ lại chỉ đầu tư rất ít hoặc chỉ bán thương hiệu vì các dự án biết rằng những nhà đầu tư nổi tiếng, những nhân vật nổi tiếng sẽ có nhiều người đi theo nên họ có thể để dành ra một phần và không cần các quỹ ấy, các nhân vật ấy xuống tiền mà chỉ cần cho thuê thương hiệu đã là một phần của đầu tư rồi.
Warren Buffett có phương châm rất tập trung. Ông cho rằng mỗi người chỉ cần đầu tư không quá 20 lần trong đời nhưng mỗi lần đều tập trung để dồn nguồn vốn lớn, và để tránh bị chọn sai thì chỉ có cách nghiên cứu thật kỹ.
(Bài mình đã đăng trên Medium năm 2021, nhưng giờ rút xuống và đăng lại ở đây)
Last edited: