Gullible Du Ký - Trường Ca Odyssey Về Thị Trường Tự Do
Thông minh, hóm hỉnh và đầy cảm hứng là những gì người ta có thể cảm nhận được khi đọc cuốn sách “Gullible du ký : Trường ca Odyssey về thị trường tự do”. Những mẩu chuyện kinh tế được viết vô cùng gần gũi và dung dị – chuyện người đánh cá và cái hồ, chuyện trong sở thú, chuyện về chiếc máy giấc mơ, chuyện nghỉ hưu đến cả chuyện “dâu phê” – một cái bẫy chết người…
Nếu con bạn có đam mê với các ngành kinh doanh thì đây là một cuốn sách bạn phải mua tặng con.
Đằng sau mỗi bước chân du ký của anh chàng chất phác Gullible, người ta thấy thấp thoáng bóng dáng của xã hội ngoài đời thực, với những tính toán, bon chen, những chiêu trò giả tạo. Để rồi chợt nhận ra, nếu không tỉnh táo, nếu coi kinh tế là một “tháp ngà” tri thức không cần thấu hiểu, chúng ta sẽ dễ dàng bị che mắt bởi những màn kịch khéo léo tinh vi.
Kinh tế học không chỉ có các mô hình phức tạp, không gói gọn trong các bảng thống kê dày hàng trăm trang chi chít số. Kinh tế học không nên bị xem như một môn học “to tát” và “xa vời”. Bởi lẽ, kinh tế học xét đến cùng chính là khoa học về lựa chọn của con người – giữa bản năng và lí trí, giữa những biến thiên đầy bất ngờ của thế giới, giữa những ham muốn nhỏ nhen và các giá trị tự do cá nhân tối thiết.
Kinh tế học, vì thế, là khoa học về con người, dành cho mọi người, cần cho mọi người.
Thông minh, hóm hỉnh và đầy cảm hứng là những gì người ta có thể cảm nhận được khi đọc cuốn sách “Gullible du ký : Trường ca Odyssey về thị trường tự do”. Những mẩu chuyện kinh tế được viết vô cùng gần gũi và dung dị – chuyện người đánh cá và cái hồ, chuyện trong sở thú, chuyện về chiếc máy giấc mơ, chuyện nghỉ hưu đến cả chuyện “dâu phê” – một cái bẫy chết người…
Nếu con bạn có đam mê với các ngành kinh doanh thì đây là một cuốn sách bạn phải mua tặng con.
Từ chuyến phiêu lưu kỳ thú
Nếu như các cuốn sách kinh tế nhập môn thường khiến người đọc phải gồng mình để tiếp nhận hàng tá khái niệm mới mẻ thì trong “Gullible du ký ”, người đọc lại được bước vào thế giới của sóng biển, mây trời và một hòn đảo miền nhiệt đới ngập tràn nắng. Thế giới hàn lâm của các nhà kinh tế học hiện lên qua từng rắc rối, từng lời ăn tiếng nói của đời sống thường ngày, đưa người đọc vượt qua rào cản của các con số, lí thuyết, mô hình để chạm đến những câu hỏi sâu xa về giá trị đạo đức xã hội, về quyền cá nhân, về khao khát tự do sâu thẳm trong mỗi con người.Gợi mở về những vấn đề thử thách trong kinh tế học
Đó là câu chuyện về cô Drawbaugh đang bị người ta thẳng tay kéo đi như một kẻ gây rối chính hiệu chỉ vì đã “lỡ” phát minh ra những sáng kiến vượt bậc trong sản xuất – thực ra không hề khác với hình ảnh những chiếc máy may bị đập nát ở Châu Âu thế kỉ XVIII, những chiếc ô tô chạy Uber bị tài xế taxi truyền thống đập vỡ kính ở thế kỉ XXI. Đó là câu chuyện về hồ cá bẩn thỉu và nghèo nàn, nơi người ta tự do xả thải, vơ vét tàn nhẫn đến tận con cá bé nhất như bài học đắt giá về “bi kịch của chung”. Đó là câu chuyện về cỗ máy in tiền “hợp pháp” – nhận thức đầu tiên về chính quyền, về lạm phát và sự hao mòn đáng sợ của tiền bạc qua thời gian.Đằng sau mỗi bước chân du ký của anh chàng chất phác Gullible, người ta thấy thấp thoáng bóng dáng của xã hội ngoài đời thực, với những tính toán, bon chen, những chiêu trò giả tạo. Để rồi chợt nhận ra, nếu không tỉnh táo, nếu coi kinh tế là một “tháp ngà” tri thức không cần thấu hiểu, chúng ta sẽ dễ dàng bị che mắt bởi những màn kịch khéo léo tinh vi.
Chạm tới triết lí về quyền cá nhân, tự do và đạo đức của con người
Thực ra, hòn đảo xa xôi kia, chính là thế giới của chúng ta, khắc nghiệt và đầy thử thách. Những câu chuyện, vì thế không chỉ gần gũi hoá tri thức kinh tế, mà còn cho ta thấy hai mặt của đời sống – nơi có sáng tạo, có khát khao tri thức, có niềm tin, tình yêu và lòng vị tha, có cả sự đố kị, tính bảo thủ, ích kỉ, dốt nát và giả dối. Con người cần phải đi như thế nào giữa hai con đường đó? Vượt lên trên các giá trị khác, quyền tự do cá nhân được tác giả coi như nền tảng cốt lõi của một xã hội văn minh và đạo đức. Ở đó, “mỗi người có quyền tự do làm tất cả những gì mình muốn, miễn là không vi phạm vào quyền tự do bình đẳng của người khác”. Bởi lẽ, khi mỗi người có quyền quyết định với cuộc đời của mình, đó là khi chúng ta có được hạnh phúc.Kinh tế học không chỉ có các mô hình phức tạp, không gói gọn trong các bảng thống kê dày hàng trăm trang chi chít số. Kinh tế học không nên bị xem như một môn học “to tát” và “xa vời”. Bởi lẽ, kinh tế học xét đến cùng chính là khoa học về lựa chọn của con người – giữa bản năng và lí trí, giữa những biến thiên đầy bất ngờ của thế giới, giữa những ham muốn nhỏ nhen và các giá trị tự do cá nhân tối thiết.
Kinh tế học, vì thế, là khoa học về con người, dành cho mọi người, cần cho mọi người.